Ai có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao hơn?

Google News

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore nguy hiểm thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm, nhưng một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh Whitmore nguy hiểm sao?
Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (B. pseudomallei) gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến nó thường được người dân gọi với cái tên "vi khuẩn ăn thịt người".
Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng khó khăn và vẫn có nguy cơ tử vong.
Bệnh Whitmore biểu hiện ở các vị trí khác nhau nên dấu hiệu và triệu chứng cũng khác nhau. Cụ thể:
- Nhiễm trùng phổi: Tác động của nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ.
- Nhiễm trùng cục bộ: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai.
Ai co nguy co mac benh Whitmore cao hon?
 Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể. Ảnh: Wikipedia.
- Nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.
- Nhiễm trùng máu: Nếu vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào máu sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng máu với các triệu chứng gồm sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, vết loét có mủ trên da…
Nhiễm trùng lan tỏa: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).
Ai có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao hơn?
Theo trang Cleveland Clinic, bạn có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao hơn nếu bạn sống và làm việc ở khu vực nơi vi khuẩn B. pseudomallei phổ biến. Ngoài ra, những người mắc bệnh nền sau cũng nằm trong nhóm nguy cơ mắc cao hơn:
- Bệnh tiểu đường
- Rối loạn sử dụng rượu
- Bệnh thận mãn tính
- Bệnh phổi mãn tính
- Ung thư hoặc các tình trạng khác làm suy yếu hệ miễn dịch
- Thalassemias
Những công việc hoặc sở thích khiến bạn tiếp xúc với đất và nước mặt (như làm vườn hoặc trồng trọt,...) ở những khu vực phổ biến B. pseudomallei cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh Whitmore có thể chữa khỏi được không?
Bệnh Whitmore có thể được chữa khỏi bằng liệu trình điều trị bằng kháng sinh gồm hai giai đoạn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có diễn biến trở nên nghiêm trọng nhanh chóng và việc điều trị có thể không hiệu quả trong mọi trường hợp.
Nếu được điều trị kịp thời và thích hợp, bệnh vẫn có thể gây tử vong trong 10% đến 20% trường hợp. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong do Whitmore tăng lên tùy thuộc vào yếu tố như bạn có mắc bệnh tiềm ẩn hay không, chất lượng chăm sóc sức khỏe và cơ quan nào bị ảnh hưởng.
Điều trị bệnh Whitmore thế nào?
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Whitmore, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc thích hợp. Loại nhiễm trùng và quá trình điều trị sẽ ảnh hưởng đến kết quả lâu dài.
Điều trị thường bắt đầu bằng liệu pháp kháng khuẩn tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 2 tuần (lên đến 8 tuần tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng), sau đó là 3 đến 6 tháng điều trị bằng kháng sinh đường uống.
Liệu pháp tiêm tĩnh mạch bao gồm Ceftazidime dùng cứ sau 6-8 giờ hoặc Meropenem dùng cứ 8 giờ một lần.
Liệu pháp kháng sinh đường uống bao gồm Trimethoprim-sulfamethoxazole uống 12 giờ một lần hoặc Amoxicillin / axit clavulanic (co-amoxiclav) uống 8 giờ một lần.
Bệnh nhân bị dị ứng với penicillin nên thông báo cho bác sĩ của họ, bác sĩ có thể chỉ định một liệu trình điều trị thay thế.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút

Nguồn video: THĐT

P.V (Theo CC, CDC.GOV, T.H)