Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Vào ngày hè nóng bức, phần lớn các bữa ăn gia đình Việt không thể thiếu món canh cua nấu mồng tơi, canh cua nấy rau tập tàng, canh cua nấu hoa thiên lý ăn cùng với cà muối.
Cua đồng giàu canxi, chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho... Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn cua đồng sai cách, món ăn này có thể biến thành thứ nguy hiểm gây hại đến tính mạng.
Ăn cua đã chế biến để lâu
|
Tuyệt đối không ăn cua đồng đã chế biến để lâu. |
Cua đã được nấu chín nhưng để lâu rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, vì thế khiến bạn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc… Bởi vậy, các bác sĩ đều khuyên không nên ăn cua đã chế biến để lâu, nên nấu đến đâu ăn hết đến đó.
Ăn nước cua sống
Trong dân gian, nhiều người cho rằng, cua đồng rất tốt cho xương, vì thế ăn nước cốt cua sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thịt cua sống có chứa nang trùng đỉa phổi (lungfluke), khi ăn sống loại vi trùng này rất dễ tấn công vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt. Bởi vậy, cần tuyệt đói chế biến kỹ cua đồng trước khi ăn.
Ăn “bọng hoi” (dạ dày cua)
Bạn không nên ăn dạ dày cua đồng bởi chúng thường ăn xác động vật hoặc các chất mùn, vì thế mang và đường ruột, dạ dày của nó có chứa rất nhiều bùn đất, vi khuẩn gây bệnh, tạp chất có độc. Nếu rửa cua chưa sạch, chế biến chưa kỹ, những vi khuẩn gây bệnh lẫn những ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây đau bụng, đi ngoài hay ngộ độc.
Ăn yếm cua
Khi làm cua đồng, bạn nên bỏ yếm cua đi và không nên ăn bởi chúng chứa nhiều bùn đất, thậm chí là vi khuẩn gây bệnh.
Do đó, ngoài yếm cua, khi chế biến cua các bà nội trợ cũng nên để sạch, hoặc chế biến thật kỹ trước khi nấu. Bởi cua sống ở bùn đất là nơi ở của không ít ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe.
Theo Hải Đường/Khỏe & Đẹp