Theo các chuyên gia mặc dù dứa rất ngọt, thơm, nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Vì trong dứa có chất serotonin, có khả năng gây co thắt huyết quản mạnh, làm huyết áp tăng cao. Ăn quá nhiều dứa một lúc có thể bị đau đầu, choáng váng.
Việc ăn, uống quá nhiều dứa cần cẩn thận vì nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Trong dứa chín có nhiều đường đơn, nếu uống quá nhiều một lúc thì quá trình chuyển hóa đường thành các năng lượng sẽ không kịp giải phóng hết mà tích tụ lại trong cơ thể. Và việc uống nhiều nước ép dứa trong thời gian dài thì khả năng khiến trong cơ thể lượng đường sẽ tăng lên đột ngột lâu dần dễ bị bệnh tiểu đường.
Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến chúng ta cảm thấy tê bì ở lưỡi, cổ họng. Do đó, với người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.
Những lưu ý đặc biệt khi ăn dứa
|
Ảnh minh họa |
Không ăn dứa bị dập, nát
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
Không ăn dứa xanh
Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Không ăn dứa khi đói
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
|
Ảnh minh họa |
Dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc dứa
Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.
Sau khi ăn dứa xuất hiện triệu chứng ngộ độc cần cấp cứu càng sớm càng tốt. Chủ yếu là gây nôn, sau đó cho uống nước chè đường. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.
Theo M.H/ Giadinh.net