Ăn thế nào khi bị đau dạ dày để bệnh khỏi trong nháy mắt?

Google News

Chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng khó chịu của người mắc bệnh đau dạ dày mạn tính.
 
 

Tôi 35 tuổi, cứ đến mùa lạnh tôi lại bị đau dạ dày. Tôi đi khám chẩn đoán viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, đã uống nhiều loại thuốc nhưng vẫn tái phát. Xin bác sĩ cho biết bệnh của tôi cần điều trị thế nào, cần chú ý gì trong chế độ ăn?
Bác sĩ Trần Quang Nhật tư vấn:
- Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính là một bệnh rất phức tạp, tới nay chưa có cách điều trị hiệu quả thực sự. Vì vậy, để có cách chữa trị lý tưởng thì phải kết hợp chữa nhiều mặt. Kết hợp thuốc kháng sinh để điều trị nếu do nhiễm vi khuẩn H.pylori.
Ngoài ra, chế độ ăn cũng hỗ trợ rất nhiều, người bệnh cần thực hiện các quy tắc ăn uống, sinh hoạt sau đây:
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc.
- Ăn uống thanh đạm, ăn những thứ dễ tiêu hóa.
- Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ sẽ có lợi cho tiêu hóa.
- Một ngày chia thành nhiều bữa ăn, số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi.
- Nếu bị ợ chua, nôn nao, cảm thấy nóng ruột, ăn nhiều nhưng dễ đói là trường hợp tăng toan, người bệnh có thể ăn thêm rau xanh, tinh bột khô giúp trung hòa dịch axit của dạ dày như bánh đa nướng, bánh qui, cốm gạo rang, có thể dùng bột nghệ mật ong vào buổi sáng ngủ dậy sẽ rất tốt...
- Kiêng ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, hạn chế ăn các thực phẩm muối mặn (dưa cà muối) và các loại bánh quá ngọt. Tránh ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá...
- Khi bị viêm mũi, viêm họng hoặc khoang miệng phải chữa trị kịp thời để tránh nuốt vi khuẩn vào dạ dày, gây viêm niêm mạc dạ dày.
- Chú ý một số thuốc có corticoid, thuốc giảm đau, chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Theo BS Trần Quang Nhật / Sức Khỏe Đời Sống