Ăn tôm tẩm bổ, mẹ trẻ gấp rút lên bàn mổ giành giật sự sống

Google News

(Kiến Thức) - Vừa “vượt cạn” thành công, Tiểu Lý được gia đình hết sức quan tâm. Một lần ăn tôm tẩm bổ, mẹ trẻ bỗng đau đớn dữ dội. Gia đình gấp rút cho nhập viện để bác sĩ phẫu thuật giành giật sự sống.

Tiểu Lý năm nay 32 tuổi, vừa trải qua kỳ sinh nở thể chất yếu nên gia đình khá quan tâm. Trước đây, Tiểu Lý thường cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện. Sau khi mang thai, bệnh trĩ của cô ngày càng nghiêm trọng hơn. Không ít lần Tiểu Lý đại tiện thấy máu trong phân, sưng và đau quanh hậu môn. Đi khám, bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Để thai phụ có nhiều sữa nuôi con, gia đình Tiểu Lý chú trọng các món giàu đạm, thường mua tôm càng cho con dâu. Vậy nhưng sau khi ăn tôm tẩm bổ, Tiểu Lý không thể đại tiện kèm những cơn đau dữ dội. Nhìn cô quằn quại trong đau đớn, người thân vội đưa đến Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Đông Hán.
An tom tam bo, me tre gap rut len ban mo gianh giat su song
Thường xuyên ăn tôm tẩm bổ, bỏ qua thực phẩm giàu chất xơ khiến người mẹ trẻ bị trĩ nặng, buộc phải phẫu thuật. 
Tại bệnh viện, bác sĩ kiểm tra chi tiết cho Tiểu Lý thì phát hiện cô bị trĩ sau sinh dẫn tới nghẹt ở hậu môn. Tình trạng trĩ nội của bệnh nhân rất nặng, được xác định ở giai đoạn nghiêm trọng nhất, có nguy cơ hoại tử. Để giành giật sự sống, bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay lập tức.
Được biết, Tiểu Lý có dấu hiệu bị trĩ từ trước. Mắc bệnh “khó nói”, người nhà bà mẹ trẻ hoàn toàn không biết nên chỉ chú trọng các món giàu protein như tôm mà không tăng cường thực phẩm chứa chất xơ. Chế độ ăn không cân đối khiến việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, việc rặn mạnh khi đi cầu tạo nên áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, làm búi trĩ ngày càng phình to.
Nhìn người mẹ trẻ gấp rút lên bàn mổ giành giật sự sống ai cũng xót thương. May mắn thay, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Sau vài giờ gây mê hồi sức, Tiểu Lý có thể tự đứng dậy khỏi giường. 4 ngày sau phẫu thuật, Tiểu Lý có thể đi tiêu phân bình thường.
Theo bác sĩ Peng Zhiyang (người trực tiếp điều trị cho Tiểu Lý), bệnh trĩ không phải vấn đề lớn nhưng cảm giác đau rát khiến nhiều người không dám đại tiện. Điều này ảnh hưởng đến việc thải độc cơ thể. Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu liên tục có thể khiến bệnh nhân bị thiếu máu, ngất xỉu.
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị trĩ cao hơn cả. Chính vì vậy, những người có ý định mang thai, có biểu hiện rõ ràng của bệnh trĩ thì nên đi khám để xem xét có cần xử lý không.
Trong thời kỳ mang thai và sau sinh nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ (cần tây, bắp cải, chuối, khoai lang...), ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám để phòng bệnh táo bón. Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước. Đặc biệt chú ý giữ vệ sinh vùng hậu môn.
Không phải tất cả bệnh nhân mắc trĩ đều cần phẫu thuật. Chỉ trường hợp nặng mới cần điều trị đặc biệt. Bệnh trĩ có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều đợt, ở mọi lứa tuổi song tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi.
Dấu hiệu bệnh trĩ chủ yếu biểu hiện qua tình trạng xuất hiện máu trong phân, sa búi trĩ, đau và ngứa. Bệnh nhân không có triệu chứng có thể không cần điều trị. Nếu xuất hiện triệu chứng nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị để giảm hoặc hết triệu chứng. Chỉ trường hợp nặng mới cần điều trị ngoại khoa.
Định Tâm (Theo SH)