Mùa hè năm nay, nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Ngoài việc phòng ngừa say nắng, các phương tiện truyền thông và chuyên gia y tế nhiều lần nhắc nhở mọi người chú ý chống nắng.
Thị trường quần áo chống nắng ban đầu tập trung vào nhóm người tiêu dùng chính là những người lao động ngoài trời và phụ nữ trẻ, nhưng nó đã nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng khác.
Tại Trung Quốc, doanh số bán quần áo chống nắng gần đây tăng hơn 50% so với tháng trước, theo dữ liệu từ Tmall, trang web mua sắm bán lẻ lớn nhất ở Trung Quốc đại lục. Đáng nói, trong ngày sale 618 vừa qua, doanh thu của các sản phẩm áo chống nắng đã tăng 180% so với cùng kỳ năm ngoái.
|
Ảnh minh hoạ. |
Trên các mạng xã hội, chủ đề áo chống nắng là "công nghệ đen" cho trang phục hay "nỗi lo chống nắng" vẫn cực kỳ được quan tâm. Một số người nói rằng áo chống nắng quá ngột ngạt, một số người nghĩ quần áo thông thường cũng có thể chống nắng, số khác lại khẳng định quần áo chống nắng thực sự hiệu quả và có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc giữa vùng da được che bởi quần áo chống nắng và vùng da không được che phủ.
Dương Lâm - Giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển vật liệu mới của Viện nghiên cứu khoa học dệt may Sơn Đông, cho biết tia cực tím chiếu tới bề mặt chủ yếu là tia cực tím bước sóng dài (UVA). Cung Nham, giáo sư tại Viện Công nghệ Thời trang Bắc Kinh, cho biết, UPF là chỉ số chống tia cực tím, cho biết khả năng chống tia cực tím của vật liệu.
Theo "Đánh giá hiệu suất bảo vệ chống tia cực tím của hàng dệt may" của Trung Quốc đại lục, khi UPF của mẫu vải lớn hơn 40 và độ truyền tia UVA nhỏ hơn 5%, nó có thể được gọi là "sản phẩm chống tia cực tím".
Giáo sư Cung nói thêm, nếu bạn nhìn thấy chỉ số UPF 40 trên nhãn quần áo chống nắng, điều đó có nghĩa là 1/40 tia cực tím có thể xuyên qua quần áo chống nắng. Ngành công nghiệp dệt may tin rằng giá trị UPF 50 là mức bảo vệ cao nhất và nhiều hơn giá trị này cũng không có tác dụng bảo vệ mạnh hơn.
Giám đốc Dương giải thích thêm, quần áo chống nắng chủ yếu sử dụng một số phương pháp như sử dụng chất phụ gia chống tia cực tím, sợi chống tia cực tím hoặc tăng cường mật độ vải trong vải để hấp thụ, phản xạ và tán xạ tia cực tím, làm giảm sự xâm nhập của tia cực tím vào quần áo, giống như một loại kem chống nắng.
Người ta cũng cho rằng số lần giặt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chống nắng của một số loại quần áo sấy khô, nên đánh dấu số lần giặt hoặc thời gian sử dụng trên sản phẩm, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.
Tuy vậy, vẫn nhắc nhở mọi người, quần áo chống nắng chỉ là một trong những biện pháp bổ sung để chống nắng, các biện pháp khác như sử dụng kem chống nắng, đội mũ, đeo kính râm cũng quan trọng không kém, nên kết hợp nhiều phương pháp chống nắng để tăng cường hiệu quả bảo vệ.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Thực hư tác dụng của áo chống nắng giá gần 2 triệu
Kiều Dụ (Theo ET)