Bác sĩ tắc trách, bé gái bỏ mạng oan uổng

Google News

Bé gái 5 tuổi bị bọ cạp độc cắn, gia đình vội đưa đi khám nhưng chờ cả tiếng đồng hồ mới được bác sĩ cho biết "không có huyết thanh". Dù chuyển viện ngay như bé vẫn tử vong do ngừng tim vì cứu muộn.

Bị bọ cạp đốt có thể dẫn đến mẩn đỏ, sưng và chảy máu tại chỗ, trường hợp nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa, sốc và tử vong.
Vài ngày trước, một bé gái 5 tuổi ở Brazil bị một con bọ cạp vàng cực độc cắn, sau khi được đưa đến bệnh viện và chờ đợi suốt một giờ đồng hồ, bé được thông báo rằng không có loại huyết thanh phù hợp. Khi đến bệnh viện thứ hai, huyết thanh được tiêm nhanh chóng nhưng bé gái vẫn chết vì ngừng tim do cấp cứu muộn.
Bac si tac trach, be gai bo mang oan uong
 Bé Jamily Vitoria Duarte qua đời chỉ vì sự tắc trách và gian dối của bác sĩ. 
Theo thông tin đăng tải, bé 5 tuổi Jamily Vitoria Duarte vô tình bị một con bọ cạp độc cắn. Ngay lập tức, mẹ của bé là cô Patricia das Gracas Adriana Duarte đưa con gái đến UPA (Unidade de Pronto Atendimento), một trung tâm y tế ở Piracicaba, để chữa trị. Nào ngờ, lo lắng chờ đợi cả tiếng đồng hồ, gia đình lại được nhân viên y tế thông báo không có huyết thanh phù hợp để điều trị.
Khi được đưa đến bệnh viện thứ hai, tình trạng của Jamily trở nên nghiêm trọng hơn, dù được tiêm huyết thanh nhưng bé vẫn không thể hồi phục trong vòng vài giờ. Cô Patricia đau buồn cho biết: "Khoảng 2 giờ sáng, tình trạng của con gái tôi trở nên tồi tệ hơn và con bé bắt đầu ngừng tim, cuối cùng qua đời lúc 8 giờ sáng".
Về vấn đề này, Patricia tức giận nói: "Nếu các bác sĩ tại UPA kiểm tra nhanh chóng và ngay lập tức nói rằng họ không có huyết thanh, tôi sẽ đưa con gái tôi đến Bệnh viện Santa Casa (bệnh viện thứ hai mà Jamily điều trị), con gái tôi sẽ không bỏ mạng oan uổng chỉ vì sự tắc trách của các bác sĩ và nhân viên y tế".
Hiện, Bộ trưởng Y tế địa phương đã kêu gọi điều tra UPA đồng thời làm rõ toàn bộ sự việc, bao gồm cả việc sắp xếp chuyển viện. Qua điều tra sơ bộ, trung tâm y tế UPA nói rằng không có huyết thanh phù hợp nhưng thực tế lại có huyết thanh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Bộ Y tế cảnh báo thuốc giảm đau, hạ sốt giả

 Nguồn video: THDT

Kiều Dụ (Theo CT)