Công dụng của chuối đối với sức khỏe
Chuối chứa đầy kali
Một quả chuối chứa 422 miligam kali mà cơ thể cần để hoạt động bình thường. Chất điện giải này, giúp cho chức năng thần kinh và việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào các tế bào và đưa các chất thải ra, điều hòa nhịp tim và điều chỉnh natri trong cơ thể, đồng thời giúp co cơ.
Khi không nhận đủ kali, có thể bị tăng huyết áp và nguy cơ sỏi thận, cơ thể cảm thấy yếu và mệt mỏi hoặc bị chuột rút.
Ảnh minh họa
Chuối giữ cho thận khỏe mạnh
Trong một nghiên cứu trên 61.000 phụ nữ Thụy Điển, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn 3 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, đặc biệt là chuối - có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận, loại ung thư thận phổ biến nhất. Nhờ vào nồng độ cao của các hợp chất phenolics trong chuối, có tác dụng chống ô xy hóa.
Một nghiên cứu lớn khác với hơn 90.000 phụ nữ cũng cho thấy những người tiêu thụ nhiều kali mỗi ngày có nguy cơ sỏi thận thấp hơn 35%. Do kali có thể giúp cơ thể loại bỏ canxi dư thừa, natri chính là tác nhân hình thành sỏi thận phổ biến nhất, theo MSN.
Chuối rất tốt cho tim
Thêm một vai trò của kali, khoáng chất quan trọng này rất cần cho tim. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều kali có tác dụng làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Vì kali giúp loại bỏ lượng natri dư thừa gây căng thẳng cho tim.
Chuối tốt cho đường ruột
Chuối cũng chứa prebiotic, một loại chất xơ có thể lên men giúp vi khuẩn tốt trong ruột phát triển mạnh. Đó là một lợi ích to lớn cho sức khỏe tổng thể, cải thiện tiêu hóa, trị cảm lạnh và còn hỗ trợ giảm cân.
Ảnh minh họa
Chuối là nhiên liệu hoàn hảo cho việc tập luyện
Những thực phẩm tốt nhất để ăn trước khi tập thể dục là những loại có chứa đường tự nhiên để lấy năng lượng, nhưng không gây khó chịu cho dạ dày. Chuối đảm bảo đủ hai điều kiện này. Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy chuối có các hợp chất độc đáo có thể tăng cường hiệu suất thể thao và giúp tăng cường phục hồi sau tập luyện
Mặt khác, chuối cũng giúp ích sau khi tập luyện. Nghiên cứu cho thấy một số hợp chất và dưỡng chất thực vật trong chuối có thể có hiệu quả trong việc giảm viêm do tập thể dục - gây ra đau nhức cơ bắp - sau khi tập luyện sức bền, theo MSN.
Chuối giúp giữ nước
Kali giúp điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, đặc biệt là các chất điện giải mất đi như natri, magiê, canxi và cả kali sau khi tập luyện. Hoạt động vừa phải đến cường độ cao có thể gây thiếu hụt kali trong tế bào và vận động viên được khuyến khích ăn thực phẩm giàu kali để chống lại sự mất cân bằng này.
Chuối rất giàu vitamin B6
Chuối chứa nhiều vitamin B6 - một loại vitamin thiết yếu, rất cần cho sự phát triển trí não khi mang thai và các phản ứng của emzyme tham gia vào quá trình trao đổi chất.
Ảnh minh họa
Chuối kiểm soát sự thèm ăn
Không một thực phẩm nào có thể đánh tan cơn đói khi bỏ bữa. Nhưng chuối có thể làm được!
Ăn chuối có thể giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn. Chuối chứa một loại chất xơ gọi là tinh bột kháng, giúp ăn ít calo hơn và kiểm soát sự thèm ăn.
Những điều cấm kỵ khi ăn chuối
Chuối nhiều đường, vì vậy người bị sâu răng ăn sẽ tăng nguy cơ sâu răng, hỏng men răng nếu ăn nhiều, người bệnh tiểu đường ăn sẽ nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu. Loại trái cây này còn chứa nhiều calo, người thừa cân, béo phì không nên ăn.
Ăn quá 2 quả chuối tương đương nạp hơn 300 calo, do đó nếu không ăn trái cây khác trong ngày, chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối. Khi đã ăn trái cây khác, ví dụ dưa hấu (dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali), không nên ăn chuối nữa.
Chuối sẽ phát huy tốt tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả khi bạn ăn sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng. Nhưng các chuyên gia sức khỏe cho biết thời điểm tốt nhất để ăn chuối là vào buổi tối.
Theo Thu Trang/Giadinhvietnam