Bé gái 7 tuổi dậy thì sớm, nguyên nhân khiến bố mẹ sốc

Google News

(Kiến Thức) - Mới 7 tuổi, bé gái phát triển bất thường, có dấu hiệu dậy thì sớm. Khi đi khám, bác sĩ giải thích nguyên nhân sự việc khiến bố mẹ tự trách vì thói quen hàng đêm.

Trang tin 163.com đưa tin, một người mẹ ở Trung Quốc dẫn con gái phát triển bất thường tới bệnh viện khám.
Tại phòng khám, bác sĩ hỏi nhưng bé gái chỉ cúi mặt không nói. Thấy con như vậy, người mẹ lo lắng trình bày đứa trẻ mới 7 tuổi nhưng khá to lớn. Phần ngực ngày càng nhô ra khiến bé trở nên khác biệt, thường xuyên bị bạn bè trêu chọc. Nghi trẻ dậy thì sớm nên bà mẹ đưa con đi khám.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán bé gái dậy thì sớm. Trao đổi về thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bé, bác sĩ nhận thấy một điều bất thường. Hóa ra, bé gái khá nhút nhát, sợ bóng tối nên mẹ thiết kế một chiếc đèn ngủ ngay trên đầu giường. Hàng đêm, bà sẽ bật đèn để mang lại cảm giác an toàn cho con gái. Nằm mơ bà cũng không ngờ sự quan tâm của mình lại ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ.
Be gai 7 tuoi day thi som, nguyen nhan khien bo me soc
Thói quen bật đèn ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em. Ảnh minh họa. 
Thực tế, bật đèn khi ngủ là thói quen của nhiều người. Thế nhưng, thói quen này lại ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, đặc biệt là trẻ em. Để hoạt động bình thường, cơ thể cần nghỉ ngơi sau chuỗi hoạt động dài ban ngày. Đặc biệt, ban đêm là thời điểm não trẻ tiết lượng lớn melatonin giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất, đồng thời ức chế hormone sinh dục.
Việc bật đèn khi ngủ sẽ khiến vỏ não hưng phấn, khó đi vào trạng thái ngủ chất lượng. Bên cạnh đó, ánh sáng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ hormone do não tiết ra. Duy trì trong thời gian dài, ánh sáng từ đèn có thể khiến cơ thể ngừng tiết hormone tăng trưởng, khiến hormone sinh dục không được ức chế. Từ đó, dẫn đến các dấu hiệu dậy thì sớm.
Số liệu điều tra của Hiệp hội Giáo dục và Nâng cao Sức khỏe Trung Quốc năm 2018 cho thấy, có khoảng 530.000 trẻ vị thành niên và trẻ em nước này dậy thì sớm, chiếm khoảng 0,43%.
Ảnh hưởng rõ nhất của dậy thì sớm là trẻ phát triển nhanh theo tuổi xương. Điều này khiến trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng tuổi song các khớp xương sẽ khép sớm, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Từ đó, ảnh hưởng đến chiều cao khi trẻ trưởng thành.
Mặt khác, sự phát triển bất thường còn khiến trẻ đối diện sự tẩy chay của các bạn. Lâu dần, trẻ trở nên tự ti, sống khép mình.
Về nguyên nhân gây dậy thì sớm, chuyên gia cho rằng có nhiều yếu tố như ảnh hưởng môi trường sống, dinh dưỡng quá mức, sự hiện diện của khối u, các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
Ngoài tác động của ánh sáng quá mức khi ngủ như phân tích ở trên, dinh dưỡng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây dậy thì sớm ở trẻ. Bố mẹ nên hạn chế cho con ăn nhiều thực phẩm giàu calo như gà rán, khoai tây chiên, kem, bánh kẹo... Thay vì bồi bổ bằng những thực phẩm bổ sung đắt tiền, bạn nên tăng cường cho con ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Mời độc giả xem thêm video: Dậy thì sớm ở trẻ em gái và những nguy cơ (Nguồn video: THĐT)

Định Tâm (Theo 163)