Bé trai nuốt gói hút ẩm, mẹ làm điều này, bác sĩ khen ngợi

Google News

Những gói hút ẩm có mặt ở khắp mọi nơi, chúng được tìm thấy trong vô số những sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày.

Một người mẹ ở Trung Quốc đã từng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình về việc xử lý khi con nuốt nhầm gói hút ẩm lên mạng xã hội. Rất nhiều người sau khi đọc xong đã ghi lại để học hỏi.

Be trai nuot goi hut am, me lam dieu nay, bac si khen ngoi

(Ảnh minh họa)

Người mẹ này cho biết chị có một bé trai 3 tuổi. Hôm đó có một vài người bạn đến nhà chơi nên chị bảo chồng ra ngoài mua ít đồ ăn vặt cho các bé.

Thấy có đồ ăn ngon, bọn trẻ đang ồn ào liền im lặng, nhanh chóng tập trung vào việc ăn uống khá vui vẻ. Người mẹ trẻ nghĩ rằng nếu những đứa trẻ ngồi đó chơi với nhau ngoan ngoãn thì sẽ không có chuyện gì xảy ra, vì vậy cô ngồi trên ghế sô pha thoải mái trò chuyện cùng khách.

Tuy nhiên, một lúc sau, cô nghe thấy tiếng con trai 3 tuổi của mình khóc liền hốt hoảng chạy lại chỗ con. Nhìn thấy khuôn mặt đỏ bừng của đứa trẻ, người mẹ rất lo lắng và vội vàng hỏi con trai mình đã xảy ra chuyện gì. Nhưng lúc này bé trai chỉ khóc chứ không nói được gì nên cô bé ngồi cạnh là con của người khách kể lại sự việc.

Be trai nuot goi hut am, me lam dieu nay, bac si khen ngoi-Hinh-2

Những gói hút ẩm có mặt ở khắp mọi nơi, chúng được tìm thấy trong vô số những sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày. Vì thế khả năng trẻ nhỏ ăn nhầm là hoàn toàn có thể xảy ra. (Ảnh minh họa)

Cô bé cho biết có gói hút ẩm trong túi bánh kẹo nên bé trai đã xé ra cho vào mồm, có thể vì không ngon nên đã bật khóc. Vì cả hai đứa trẻ đều chưa biết chữ, không đọc được cảnh báo không được ăn trên gói hút ẩm nên bé trai đã vô tư lấy đút vào mồm.

Người mẹ sau khi biết nguyên nhân liền vội vã dùng tay móc sạch chất hút ẩm trong miệng con trai rồi cho cậu bé uống ly nước lọc lớn. Những người bạn ở bên cạnh cũng chạy xuống khởi động xe ô tô đưa bé đến bệnh viện.

Be trai nuot goi hut am, me lam dieu nay, bac si khen ngoi-Hinh-3

(Ảnh minh họa)

Sau khi bác sĩ kiểm tra, rất may cậu bé vẫn duy trì sức khỏe tốt. Mặc dù bé đã nuốt nhầm túi hút ẩm nhưng do mẹ nhanh chóng cho cậu uống thật nhiều nước trong vòng 60 giây nên những tổn thương trên cơ thể cậu bé đã được giảm bớt. Đó là bởi loại hút ẩm này chủ yếu là canxi clorua, nó không quá độc hại và có thể được pha loãng trong cơ thể con người miễn là bạn uống nhiều nước.

Be trai nuot goi hut am, me lam dieu nay, bac si khen ngoi-Hinh-4

(Ảnh minh họa)

Một loại chất hút ẩm khác là chất hút ẩm hình cầu màu nâu, chất hút ẩm này tương đối khó chịu vì thành phần của nó là oxit sắt, nếu trẻ có phản ứng sau khi vô tình ăn phải thì nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Một chất hút ẩm màu trắng và trong suốt khác được làm từ silica gel, dễ dàng bài tiết ra khỏi cơ thể. Vì vậy, sau khi trẻ ăn nhầm, cha mẹ không cần quá lo lắng, hãy cố gắng cho trẻ ăn thứ gì đó thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp chất hút ẩm được đào thải ra ngoài kịp thời.

Tất nhiên, là cha mẹ, bạn nên đề phòng và tránh những điều như vậy xảy ra.

Luôn thực hiện giáo dục an toàn

Mặc dù một số trẻ còn khá nhỏ và có thể không nhớ hết những gì cha mẹ nói, nhưng cha mẹ vẫn nên giáo dục thêm về an toàn cho trẻ. Đặc biệt là đối với trẻ 3 tuổi, trên thực tế, chúng có thể thường xuyên ghi nhớ những điều mà cha mẹ chúng đã nhắc đi nhắc lại.

Be trai nuot goi hut am, me lam dieu nay, bac si khen ngoi-Hinh-5

(Ảnh minh họa)

Vì vậy, cha mẹ phải nói cho con biết những đồ vật nào không được chạm vào, tại sao không được chạm vào chúng? Hậu quả trong tương lai là gì? Bằng cách này, một loại ý thức sẽ dần dần hình thành trong tâm trí trẻ em, ngay cả khi chúng không hiểu được sự nguy hiểm của những món đồ này, chúng sẽ theo bản năng tránh xa và không bao giờ lại gần chúng.

Tạo môi trường an toàn

Nếu có trẻ nhỏ ở nhà, thì cha mẹ phải cố gắng hết sức để đảm bảo rằng các vật dụng có nguy cơ thiếu an toàn trong nhà được để xa tầm tay trẻ em nhất có thể.

Vì trẻ có chiều cao hạn chế nên phạm vi chuyển động của trẻ cũng sẽ bị hạn chế. Chỉ cần đảm bảo rằng không có vật thể nguy hiểm nào trong phạm vi của chúng, và bạn có thể giảm thiểu khả năng con mình bị thương.

Tất nhiên, là cha mẹ, bạn cũng nên tìm hiểu thêm kiến thức về sơ cấp cứu. Bằng cách này, nếu trẻ gặp bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào, cha mẹ sẽ không bị lúng túng, do đó làm chậm thời gian điều trị của trẻ.

Theo Hạ Tú/ Thương Hiệu và Pháp Luật