Dịch bệnh viêm phổi mới (Covid-19) đã phá vỡ nhịp sống của nhiều người. Đối với bệnh nhân đột quỵ, tác động lớn nhất là làm trì hoãn kế hoạch phục hồi ban đầu. "Có thể tự phục hồi khi ở nhà không?" "Trong thời gian dịch bệnh, làm thế nào để đảm bảo phục hồi chức năng sau đột quỵ?"... đây có lẽ là những câu hỏi mà bệnh nhân đột quỵ cực kỳ muốn biết.
Thực tế, do những thay đổi về căng cơ sau khi đột quỵ có thể gây cứng khớp, teo cơ, v.v. Nếu không phục hồi chức năng thường xuyên, những thay đổi về hình thái cơ thể sẽ nghiêm trọng hơn. Theo bác sĩ Chu Lỵ, chủ nhiệm khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Bắc Kinh và Y tá trưởng Lý Đình, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, bệnh nhân đột quỵ vẫn phải tiếp tục tập luyện phục hồi chức năng tại nhà để tránh tất cả các khía cạnh suy giảm chức năng.
Bác sĩ Chu Lỵ cho biết, các thành viên trong gia đình có thể hỗ trợ bệnh nhân đột quỵ bằng các giúp họ đi, đứng nhẹ nhàng trong nhà cũng như xoa bóp chân tay của bệnh nhân, thực hiện hoạt động khớp thụ động để ngăn ngừa cứng khớp.
Y tá Lý Đình cũng nói thêm, khi có bất kỳ trở ngại nào, các thành viên trong gia đình cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trị liệu để thay đổi hoặc mua dụng cụ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân, giảm bớt khó khăn trong việc tự chăm sóc bệnh nhân. Ví dụ, có một số bộ đồ ăn đặc biệt, được sử dụng cho các bệnh nhân bị liệt nửa người, sẽ giúp bạn dễ dàng ăn uống hơn.
"Sau khi bệnh nhân bị đột quỵ, chức năng cơ thể bị suy yếu có thể gây ra rối loạn tâm lý. Thực tế, đây là trở ngại lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân", bác sĩ Chu Lỵ nói.
Chính vì vậy, người nhà phải giao tiếp thường xuyên hơn với bệnh nhân và thúc đẩy phục hồi chức năng ngôn ngữ của họ. Ngoài ra, luôn phải giữ thái độ, cảm xúc ổn định khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Đây là một trong những phương thuốc tốt nhất giúp bệnh nhân đột quỵ ngăn ngừa tái phát.
Nói thêm về huấn luyện phục hồi chức năng qua gương:
Ngoài các vấn đề trên, bác sĩ tin rằng chức năng ngôn ngữ, khớp, cử động nuốt và phục hồi hô hấp của bệnh nhân cũng cần được duy trì và cải thiện. Bệnh nhân có thể tuân theo kế hoạch phục hồi chức năng theo phương thức thực hành soi gương và tự quan sát đối xứng hai bên.
Chậc lưỡi và răng: Chậc lưỡi và cử động nhai là những bài tập nên thực hành, mỗi lần kéo dài 3 - 5 giây, làm khoảng 10 lần. Dần dần có thể tăng thời gian tập luyện.
Chuyển động lưỡi: Nếu bệnh nhân không thể chuyển động lưỡi, người nhà có thể mua thiết bị chuyên biệt hoặc sử dụng kẹp để hỗ trợ bệnh nhân đưa lưỡi lên, xuống, trước, sau, trái, phải, mỗi hướng 5 lần. Luyện tập hai lần một ngày.
Chuyển động hàm: Tập các bài tập phụ trợ hoặc thụ động cho hàm, đưa hàm lên, xuống, trái, phải, mỗi hướng 5 lần. Luyện tập hai lần một ngày.
Chuyển động môi: Tương tự như chuyển động lưỡi.
Mời quý độc giả theo dõi video: Mẹo ngăn ngừa đột quỵ