Bệnh nhân gan ứ mủ, sưng to vì thói quen ăn uống này

Google News

Quá trình kiểm tra, bác sĩ nhận thấy gan trái bệnh nhân gần như bị “đục rỗng”, gan ứ mủ sưng như trái bóng nên yêu cầu nhập viện gấp.

Thầy Tạ năm nay 55 tuổi, người Hàng Châu (Trung Quốc). Tháng 3 vừa qua, thầy Tạ có dịp về quê rồi trở về thành phố làm việc. Điều đáng bàn, kể từ chuyến hồi hương này, thầy Tạ có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, sốt và ớn lạnh. Tự điều trị ở nhà không đỡ nên bệnh nhân đến viện khám.
Quá trình kiểm tra, bác sĩ nhận thấy gan trái bệnh nhân gần như bị “đục rỗng”, gan ứ mủ sưng như trái bóng nên yêu cầu nhập viện gấp. Tại đây, bác sĩ tiến hành chọc thủng túi mủ, cắt bỏ nửa gan trái. Thông qua mẫu phẩm thu được, bác sĩ ngỡ ngàng phát hiện cấu trúc giống khối u trong gan hóa ra là một khối viêm, thậm chí có kí sinh trùng bên trong.
Benh nhan gan u mu, sung to vi thoi quen an uong nay
 Hình ảnh chụp gan ứ mủ của bệnh nhân.
Phân tích mẫu phẩm, bác sĩ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Kí sinh trùng trong gan thầy Tạ thực chất là Clonorchis sinensis hay còn gọi là sán lá gan. Đây là một trong những loại ký sinh trùng có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở Trung Quốc. Nó có khả năng sinh sản đáng kinh ngạc, mỗi lần có thể đẻ 1400-2000 quả trứng và có thể sống sót trong 20-30 năm.
Sán lá gan rất nguy hiểm, có thể ký sinh trong gan và đường mật, phá hủy các tế bào biểu mô ống mật và các mạch máu dưới niêm mạc. Bên cạnh đó, các chất tiết và chất chuyển hóa của ký sinh trùng có thể gây ra các phản ứng quá mẫn, viêm trong lớp nội mạc ống mật và các mô xung quanh.
Hậu quả là cơ thể dễ đối diện viêm gan cấp tính, viêm túi mật cấp, viêm đường mật,... Sán lá gan ký sinh thời gian dài còn có thể khiến gan, túi mật bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư túi mật.
Benh nhan gan u mu, sung to vi thoi quen an uong nay-Hinh-2
 Ăn thủy sản sống là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ nhiễm sán lá gan. 
Sán lá gan có hình như chiếc lá, thuộc nhóm lưỡng tính. Trứng sán cần có nước để phát triển thành ấu trùng, kí sinh trong các mô cơ của cá nước ngọt, tôm. Nếu ăn phải loại tôm cá có ấu trùng sán, ấu trùng sán có thể thâm nhập vào cơ thể vật chủ, phát triển thành sán trưởng thành gây hại sức khỏe.
Những người ăn tôm cá sống rất dễ nhiễm ấu trùng sán và trường hợp thầy Tạ cũng vậy. Quê hương thầy rất phổ biến món “tôm say” và các loại gỏi cá. Thầy Tạ về quê thưởng thức món này và nhiễm sán lá gan mà không biết.
Theo chuyên gia, ngoài việc thưởng thức tôm cá chưa nấu chín, sử dụng dao thớt thái đồ sống chín cũng làm tăng nguy cơ nhiễm sán lá gan. Thật vậy, dao thớt khi xử lý các nguyên liệu tôm cá, trứng kí sinh trùng sẽ ẩn náu trong các vết hở trên bề mặt dao thớt. Nếu không xử lý, sử dụng những dụng cụ này thái đồ ăn chín, trứng sán lá gan có cơ hội dính vào thực phẩm, thâm nhập vào cơ thể kí sinh.
Nhiễm sán lá gan về cơ bản không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Theo thời gian, bệnh nhân dần xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn và mệt mỏi.
Khi sán lá gan trưởng thành, chúng xâm nhập tế bào gan, có thể dẫn đến viêm đường mật trong gan hoặc vàng da tắc mật. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, da và niêm mạc có màu vàng, sốt cao, ớn lạnh, nôn ra máu và đi ngoài phân đen.
Để ngăn ngừa sán lá gan kí sinh, tuyệt đối không nên ăn các loại hải sản chưa xử lý nhiệt. Nguyên nhân bởi sán lá gan có thể dễ dàng bị tiêu diệt ở mức nhiệt 90-100°C trong hơn 15 giây.
Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo thớt, dao, đũa và các dụng cụ ăn uống khác dùng riêng cho từng thực phẩm sống và chín. Sau mỗi lần sử dụng, tiến hành khử trùng dụng cụ thường xuyên bằng nước sôi.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn

 (Nguồn video: THĐT)

Định Tâm (Theo ABLW)