Đặc biệt, để tránh mua phải vải sâu đầu, chớ chọn những quả vải cành đã khô, vỏ có đốm khô, nhất là có đốm nâu (vết thâm) ở cuống.
- Hình thức:
Để chọn được vải thiều, lưu ý, vải thiều có hình thức không đẹp bằng vải lai. Quả vải thiều nhỏ hơn, chỉ bằng 70% vai lai. Quả tròn, hơi đều, trong khi giống vải lai quả vải to mọng, thân thuôn dài, hạt to.
- Hương vị:
Nếu muốn biết vải ngon hay không, hãy ngửi, nếu vải ngon và còn tươi sẽ có mùi thơm nhẹ. Trong khi đó, nếu vải có mùi lạ, giống mùi lên men là vải cũ và đã để lâu hoặc vải bị ủng bên trong rồi.
Khi nếm, vải có vị ngọt, có hương thơm đặc trưng, cùi mọng nước, thơm, trắng, dày, dễ tách khỏi hạt. Những phần cùi thịt có màu vàng ố, nước chua là quả vải đã bị hỏng hoặc bị thối. Nếu thịt quả biến sắc, khô, là vải đã để lâu ngày, chất lượng kém.
- Hạt:
Hạt nhỏ là vải ngon. Hạt dễ tách, đen nhánh là vải vừa chín tới, nên mua. Còn hạt có màu hồng, khó bóc thịt vải chứng tỏ quả còn xanh, ăn sẽ chua.
- Thịt quả:
Thịt quả dày, trắng trong, mềm, căng nước. Nếu thịt quả biến sắc, khô, là vải đã để lâu ngày, chất lượng kém. Nếu có mùi rượu, thịt quả vải có màu khác lạ thì tuyệt đối không nên sử dụng.
Cách bảo quản vải tươi ngon
Sau khi đã chọn được vải ngon, không sâu đầu, bạn cần biết cách bảo quản vải tươi được lâu. Hãy nhớ, sau khi mua vải về, bạn dùng kéo cắt cuống vải cách phần núm khoảng 1 đốt ngón tay. Rửa sạch với nước rồi vớt vải ra rổ, để thật ráo.
Bạn chia vải thành những phần vừa ăn rồi đóng túi nilon kín, cất ngăn mát (ngăn để rau củ) trong tủ lạnh. Vải sẽ không bị sâu, thối và giữ được lớp vỏ tươi và hương vị thơm ngon như lúc ban đầu.