Bí quyết chọn thịt lợn ngon không chất tạo nạc, không nhiễm bệnh

Google News

Với những mẹo nho nhỏ dưới đây sẽ giúp các bà nội trợ chọn lựa được miếng thịt lợn ngon chuẩn chất lượng không gây bệnh.
 

Thịt lợn bệnh
Khi bạn nhìn thấy miếng thịt lợn bị nhiễm bệnh thường có nội tạng, da và thịt đỏ hơn bình thường, hay bị tụ máu. Khi ấn vào thịt hay bị nhão, không có độ đàn hồi, quá cứng hoặc quá nhão, dịch tiết nhiều, ngửi thấy mùi kháng sinh.
Một số con lợn thì có thể mang một màu vàng khác thường, nội tạng cũng có màu đen sậm do bị xuất huyết và tụ huyết lốm đốm.
Thịt lợn có hàn the
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phương pháp phân biệt thịt lợn sạch và thịt lợn có tẩm hàn the thường thấy rất cứng, nhưng lại khô, thớ thịt không săn chắc, không dính, màu nhìn khá tươi.
Miếng thịt lợn nhiễm chất hàn the khi cắt miếng thịt có hàn the sẽ thấy nhão, rỉ dịch và có mùi không tươi nhu bình thường, khi rửa sẽ thấy thịt chuyển sang màu nhạt dần, mùi tanh vì ngâm phẩm màu pha tiết lợn.
Bi quyet chon thit lon ngon khong chat tao nac, khong nhiem benh
Thịt lợn ngon có sức đàn hồi 
Thịt lợn ôi, lợn chết
Khi bạn nhìn thấy một miếng thịt lợn chết thường có mùi khó hôi khó chịu, bì bị tím bầm và nước luộc đục, không thơm, khi thái có máu vì lợn chết trước khi bị chọc tiết nên có nhiều máu tụ. Với những miếng thịt lợn ôi bán ế còn tồn lại bạn có thể thấy một số ngả xanh, nội tạng bốc mùi hôi thối, có màu vàng sậm, nhăn nheo, khi chạm tay vào thấy thịt mủn vào dễ nát.
Thịt lợn chứa chất tạo nạc
Các chuyên gia khuyến cáo rằng để nhận biệt miếng thịt lợn nuôi bằng hóa chất tạo nạc thường sẽ có da căng bất thường, sờ có cảm giác bị bí nước bên trong, lớp mỡ dưới da rất mỏng, lỏng lẻo, khi thái miếng thịt không chắc.
Khi thịt lợn được nuôi bằng chất tạo nạc dễ bị tách rơi giữa nạc và mỡ, màu đỏ bất thường, khi ăn thường rất khô, không thơm mùi thịt tự nhiên.
Để đảm bảo an toàn cho mình thì người tiêu dùng nên mua thịt ở những siêu thị, hàng quán có uy tín và thịt lợn rõ nguồn gốc, xuất xứ, để tránh trường hợp mua phải thịt lợn kém chất lượng.
Theo Min Min/Khoevadep