Các trường hợp không chọc dò tủy sống

Google News

Chọc dò tủy sống thắt lưng là phương pháp đưa kim vào khoang dưới nhện, lấy dịch ra nhằm chẩn đoán và điều trị các bệnh...

- Hỏi: Tôi thấy một số trẻ phải chọc dò tủy sống, nhưng cảm thấy rất đau. Xin hỏi những trường hợp nào thì thực hiện phương pháp này, trường hợp nào không nên? - Nguyễn Thị Hợi (Phú Thọ).

 
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội trả lời: Chọc dò tủy sống thắt lưng là phương pháp đưa kim vào khoang dưới nhện, lấy dịch ra nhằm chẩn đoán và điều trị các bệnh như nhiễm khuẩn não, màng não...
 
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần chống chỉ định phương pháp này. Khi nghi ngờ bệnh nhân có nhiễm khuẩn não, màng não, một số trường hợp chụp CT không phát hiện ra bệnh, phương pháp này sẽ có tác dụng chẩn đoán bệnh.
 
Bệnh nhân thường được gây tê và dùng một chiếc kim đưa vào vị trí giữa đốt thắt lưng 3 - 4 và lấy dịch để xét nghiệm, cấy tìm vi trùng, làm sinh hóa, tế bào... Những phương pháp này có thể gặp biến chứng như thoát vị não tủy, thậm chí tử vong đột ngột, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật.
 
Mặt khác, một số trường hợp chống chỉ định như da, mô xung quanh vùng chọc dò bị nhiễm trùng hoặc lở loét, suy hô hấp, suy tim nặng; Bệnh lý giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu; Những trường hợp có dấu hiệu chấn thương tủy hoặc chèn ép tủy, thoát vị não, u vùng tiểu não...

PV (ghi)