Dưới đây là một số căn bệnh của thú cưng mang lại cho thân chủ:
Bệnh nấm tóc: Theo thông tin được Người lao động đăng tải, khi xuất hiện những mảng tròn, tóc bị đứt ngang cách da đầu vài milimet, da đầu không bị sưng đỏ, bạn nên nghĩ đến bệnh nấm tóc.
Có trường hợp da đầu sưng, tạo những bọc mủ quanh chân tóc và cọng tóc đó bị rụng thành những mảng tròn gồ cao trụi tóc. Có 2 loại: Nấm tóc gây rụng tóc khu trú không để lại sẹo và nấm tóc gây rụng tóc khu trú để lại sẹo.
|
Ảnh minh họa. |
Bệnh nấm da: Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Dấu hiệu ban đầu là sần đỏ với những bóng nước nhỏ li ti, ngứa và lan rộng dần ra chung quanh thành những vòng tròn như đồng tiền (dân gian hay gọi là lác đồng tiền). Tổn thương chủ yếu nằm ở rìa vòng tròn, vùng trung tâm nhẵn, các vòng tròn khi lan rộng sẽ giao nhau và tạo thành hình ảnh đa vòng, Người lao động cho biết.
Bệnh nấm móng: Bệnh bắt đầu từ bờ móng, từ đó vi nấm ăn sâu vào trong móng, móng dần dần trở nên đục, lồi lõm, bề mặt mất bóng, phía dưới móng lùi xùi làm cho móng có vẻ dày. Thường bị bệnh ở một móng rồi lan dần ra các móng khác. Cả móng tay và móng chân đều có thể bị bệnh. Bệnh tiến triển hàng tháng, hàng năm.
Bệnh dại: Đây là bệnh của chó, mèo, bò, ngựa và súc vật hoang dã. Virus dại thuộc họ Rhabdovirus có nhiều trong nước bọt của súc vật cắn người rồi lây bệnh dại cho người, An ninh Thủ đô chia sẻ.
Biểu hiện lâm sàng là người bệnh sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, gây co thắt hầu họng làm ngạt thở. Khi lên cơn, phần lớn là chết, bệnh nhân tỉnh đến lúc chết. Khi người bị chó dại cắn, việc cần tiêm huyết thanh kháng dại hay vaccine dại là phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Bệnh sán chó: Dấu hiệu nhận biết bị bệnh là sán già tự bò hay rụng ra ngoài hậu môn hoặc theo phân từng 2-3 đốt.
Nguyên nhân gây bệnh chính là chó, bọ chó, bọ chét nuốt phải trứng sán, ấu trùng sán phát triển trong thành dạ dày bọ chét. Khi tiếp xúc với chó, con người ngẫu nhiên nuốt phải bọ chó (hoặc qua tay bẩn cầm thức ăn). Người mắc sán thường bị đau bụng, ỉa chảy.
Bệnh sán lá phổi: Theo An ninh Thủ đô, sán trưởng thành kí sinh và đẻ trứng ở phổi người, chó, lợn. Trứng theo đờm ra ngoài hoặc nuốt xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng rơi vào nước, ấu trùng kí sinh ở cua, tôm, ốc. Người, chó, mèo ăn phải tôm cua sống hoặc nấu chưa chín, ấu trùng phát triển thành sán lá phổi. Chó là nguồn gieo rắc bệnh rất phổ biến vì chó hay ăn tôm, cua sống.
Để phòng tránh những bệnh này, khi gia đình nuôi thú cưng phải tuân thủ các nguyên tắc được Người lao động chia sẻ:
- Không để trẻ ôm ấp, hôn hít chó, mèo hay bò dưới sàn nhà cũng như cho chó, mèo vào phòng trẻ.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh lông chó, mèo rụng bay khắp nhà dính lên giường chiếu, quần áo, chăn nệm và tắm chó, mèo sạch sẽ.
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân vì mồ hôi ẩm ướt làm bở lớp sừng của da, cọ xát gây xung huyết, trợt da, nhất là thiếu vệ sinh, ít tắm giặt khiến nha bào của nấm bám vào da có đủ thời gian nảy nở thành sợi nấm.
- Giặt, luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi.
- Tránh thói quen mặc quần áo chật, không nên dùng đồ sợi nhân tạo.
>>> Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):
Theo Người Đưa Tin