Nhiều bậc phụ huynh vì lo ngại trẻ nhỏ ngủ một mình có thể cảm thấy sợ hãi và không yên tâm nên cho trẻ ngủ chung giường. Hoặc đôi khi có thể cha mẹ cho con ngủ riêng nhưng mỗi khi trẻ sợ hãi một điều gì đó liền cho bé ngủ cùng. Thói quen này cứ lặp đi lặp lại. Một số nghiên cứu cho thấy cha mẹ cho con ngủ chung trên giường, thực sự có thể gây hại nhiều hơn lợi, gây ra tác động tiêu cực cho cả cha mẹ và trẻ.
Ngủ chung với cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ em
Một nghiên cứu từ Đại học Liên bang Pelotas muốn xem xét ảnh hưởng của việc ngủ chung đối với sức khỏe tâm thần của trẻ. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu 3.583 trẻ em ở Brazil, họ đã chia những đứa trẻ thành 4 nhóm:
- Những đứa trẻ chưa bao giờ ngủ chung (44,4%),
- Những đứa trẻ ngủ riêng từ sớm (36,2%),
- Những đứa trẻ ngủ riêng muộn (12,0%),
- Những đứa trẻ luôn ngủ chung với bố mẹ (7,4%).
Nghiện cứu này có tính đến việc một số trẻ em ở chung phòng với cha mẹ vì lý do kinh tế xã hội hoặc vì niềm tin văn hóa, nghiên cứu cho thấy ngủ chung là một thói quen phổ biến ở những đứa trẻ tham gia nghiên cứu.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc ngủ chung thực sự có thể làm tổn thương sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ từ khi sinh ra đã ngủ chung với bố mẹ được phát hiện có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn và nội tâm hóa các vấn đề của chúng khi so sánh với 3 nhóm trẻ khác.
Nhìn vào 4 nhóm, cơ hội phát triển chứng rối loạn tâm thần thực sự đã giảm xuống khi những đứa trẻ ít ngủ chung giường với bố mẹ.
Ngủ chung cũng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của em bé. Không chỉ bởi cha mẹ có thể vô tình đè lên trẻ trong khi ngủ mà nệm giường của người lớn có thể không an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần nệm giường chắc chắn.
Ngủ chung có thể tác động xấu cho cha mẹ
Trong một nghiên cứu khác từ Trường Y và Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Maryland, các nhà nghiên cứu đã xem xét 277 bà mẹ có thu nhập thấp và con cái của họ ở Baltimore.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ ngủ chung giường với con phải mất một tiếng mới có thể đi ngủ và dễ bị căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Những bà mẹ ngủ riêng với con không bị mất ngủ và không gặp phải triệu chứng trầm cảm. Cuối cùng, mất ngủ chính là điều gây ảnh hưởng nhất tới cha mẹ khi ngủ chung với con.
Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tuyên bố rằng để trẻ ngủ độc lập giúp chúng học cách tự làm dịu và phát triển các kiểu ngủ lành mạnh.
Theo Minh Dương (Khám phá)