Chữa gai đôi cột sống khỏi hoàn toàn nhờ ngồi thiền

Google News

(Kiến Thức) - Bệnh gai đôi cột sống khiến chị Nguyễn Thị Vy (Hà Nội) không chỉ đau lưng, đi lệch người, tê chân tay… mà còn có những cơn co giật rúm người.

Không chỉ đau mà còn tê liệt và teo
Chị Vy kể, chị bị bệnh từ năm 2003, khi mới sinh con được 19 ngày nhà chị bị giải tỏa đường nên chị phải gồng gánh các thứ đi gửi sau đó bị đau lưng. 3 tháng sau trong lúc ở trên giường bước xuống chị bị co rúm từ lưng lan xuống chân. Đau đớn co rút khiến người chị tê liệt không làm ăn được gì chị phải về quê theo một thầy lang chuyên trị đau thần kinh cột sống. 
Nhưng xoa bóp, châm cứu uống thuốc hơn 1 tháng vẫn không ăn thua, người đi lệch một bên, chị lên Hà Nội khám Tây y, chụp phim bác sĩ kết luận bị gai đôi cột sống, cho thuốc uống 3 tháng bệnh thuyên giảm nhưng vẫn đi lệch người và teo một bên chân. Chị tiếp tục đi xoa bóp, bấm huyệt, trị laser… 3 tháng sau bệnh đỡ hẳn, hết đi lệch, chỉ trái nắng, trở trời mới đau nhức.
Chị Vy trầm tư, chị làm nghề đồng nát và dọn dẹp nhà cửa thuê nên công việc rất nặng nề. Năm 2013 bệnh của chị lại tái phát, cơn đau thắt lưng liên tục hành hạ, cúi không được, không đi bộ được. Có lúc đang lau nhà, cơn đau tái phát, co giật cánh tay và chân đau buốt tê liệt cả người, nhăn mặt, méo mồm… khụy xuống không thể làm tiếp được. 
Chưa hết, chị còn bị rối loạn tiền đình nặng, thiếu máu trầm trọng, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt nhất là khi cơ thể yếu mệt, thay đổi thời tiết là lại nôn mửa… Năm nào chị cũng phải tiêm thuốc bổ não + vitamin B12 vậy mà mỗi khi tiền đình tái phát nặng lại phải gọi bác sĩ đến nhà tiêm, truyền…
Kiên trì tập đúng - đủ - đều mới có kết quả
Chua gai doi cot song khoi hoan toan nho ngoi thien
Ảnh Trần Hải.
Chị Vy cho biết, cuộc sống khó khăn, bệnh nặng chị vẫn phải đi làm nhưng nhiều khi làm cả tháng không đủ tiền thuốc. Thương chị, một chủ nhà đã mách chị phương pháp ngồi thiền vô thức để phục hồi sức khoẻ. 
Theo chị Vy, môn tập này nghe thì dễ ai tập cũng được nhưng ngồi tập lại rất khó, đòi hỏi người tập phải có quyết tâm cao, kiên trì tập đúng – đủ - đều thì mới có kết quả. Lúc đầu chị được cho sách về tự tập, thấy người khoan khoái dễ chịu nhưng chưa mở được luân xa, thu năng lượng sẽ kém hơn nên chị đến lớp nhờ hướng dẫn viên giúp đỡ. 
Cách tập tuy chỉ đơn giản chỉ là ngồi thiền, đưa cơ thể vào trạng thái vô thức để thu năng lượng nhưng mới tập ngồi rất đau mỏi, chỉ được 15 – 20 phút, đó là chưa kể còn ngồi sai. 
Khi tập, ngoài “luyện thân bất động” ở tư thế kết già công phu (mắt nhắm hướng thẳng, song song với mặt đất, răng kề răng, chóp lưỡi cong lên lợi hàm trên, lưng thẳng, đầu ngay…) thì người tập còn phải “tĩnh tâm vô thức” bế chặt giác quan, tạo ra sự ức chế toàn bộ vỏ não, tạo ra hưng phấn và tạo ra năng lượng sinh học đặc biệt giúp khoẻ mạnh và minh mẫn.
Chị Vy cho hay, ngày nào chị cũng thiền vô thức từ 10 – 11h30, không tập là lại mất ngủ. Nhờ kiên trì tập luyện gần 1 năm nay chị không phải đi châm cứu, xoa bóp thường xuyên như trước. 
Đặc biệt, bệnh mất ngủ của chị giảm hẳn, các cơn co giật thường xuyên biến mất, hiện tại vẫn còn đau lưng khi thay đổi thời tiết nhưng chân tay không còn bị tê liệt nữa, chị lại có thể leo cầu thang mà không cần phải vịn. Bệnh rối loạn tiền đình cũng giảm rất nhiều.
“Nghiên cứu cho thấy, thiền để cơ thể rơi vào trạng thái vô thức có tác dụng chống mỏi cơ, mệt mỏi sau khi làm việc căng thẳng; tránh được các cơn nhức đầu không nguyên cớ, mất ngủ, ngủ không sâu, mộng mị, ác mộng... Đặc biệt, nó cũng có tác dụng trong một số bệnh chức năng như thổn thức tim, ngoại tâm thu, cao huyết áp mà không có nguyên cơ; táo bón, ăn kém, giảm các cơn hen, đau lưng, mỏi lưng ở người già... 
Tuy nhiên, đây không phải là phương thuốc để điều trị bệnh mà chỉ là phương pháp tập luyện để nâng cao sức khoẻ, giảm dần lượng thuốc...”.
GS.TS.BS Nguyễn Ngọc Kha (người nghiên cứu về Thiền với sức khoẻ)
Nhật Hạ