Chuyên gia cảnh báo: Sát thủ trong giấc ngủ dễ gây đột quỵ

Google News

Hội chứng ngừng thở khi ngủ không phải trường hợp hiếm gặp nhưng rất nhiều người lại thờ ơ với chúng.

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Theo các chuyên gia lý giải thì nguyên nhân gây hội chứng ngưng thở khi ngủ thường là tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trên trong khi ngủ do: Lưỡi lớn, bất thường về xương hàm; hoặc mô ở thành sau họng quá to;...

Còn ngưng thở khi ngủ trung ương là do vấn đề ở não không gửi được những tín hiệu thích hợp để điều khiển cơ hô hấp của người bệnh.

Ngoài ra, cũng có thể là do người bệnh mắc chứng như: Bị xoang, béo phì, phì đại VA, lưỡi hoặc amidan làm tăng nguy cơ hoặc khiến người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng hơn. Phần lớn những người bệnh mắc chứng ngưng thở khi ngủ trung ương có đồng thời gặp vấn đề về thần kinh hoặc suy tim.

Theo các chuyên gia cho biết nam giới sẽ có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn nữ giới đến 2 lần. Và phần lớn đến tuổi trung niên mới bắt đầu khởi phát và tiến triển nặng.

Chuyen gia canh bao: Sat thu trong giac ngu de gay dot quy

Những biểu hiện của hội chứng ngừng thở khi ngủ?

Hầu hết những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ có những triệu chứng điển hình như: buồn ngủ nhiều vào ban ngày; khi ngủ thường kèm theo ngáy, thở phì phò; thức giấc nhiều lần trong đêm; thường hay đi tiểu nhiều lần trong đêm; bị thừa cân béo phì...

Đặc biệt, khi người bệnh mắc hội chứng này còn có thể gây ra thiếu oxy toàn thân và làm ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, phổi, thận, tuyến tụy, não,… Rồi từ đó gây rối loạn chuyển hóa, dẫn tới căn bệnh tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não, nhồi máu cơ tim đột tử vô cùng nguy hiểm.

Điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ bằng cách nào?

Muốn điều trị căn bệnh này người bệnh cần phải phối hợp rất nhiều trong đó có việc giảm cân, bởi béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Ngoài ra, những người có bệnh lý về hô hấp, xương hàm, hoặc khoang miệng, vòm họng... thì cần tiến hành phẫu thuật mở rộng khoang miệng hoặc có thể kèm cắt amidan;...

Bên cạnh đó, người bệnh nên cải thiện lối sống thay đổi tư thế ngủ thuận lợi, tránh xa nhưng thực phẩm gây hại như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường... tích cực sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao để cải thiện tình trạng bệnh.

Theo Min Min/Khoevadep