Thanh thiếu niên trong xã hội đương đại phải chịu áp lực vô cùng lớn. Cụ thể, áp lực học hành và điểm số đã trở thành vấn đề đau đầu nhất đối với các bậc phụ huynh cũng như các em nhỏ. Khi chúng ta cố gắng hết sức để điều chỉnh theo nhịp sống của xã hội, suy nghĩ của trẻ em cũng thay đổi.
Hàng năm, các vụ tự tử ngày càng trẻ hóa do vấn đề tâm lý, các bậc cha mẹ phải ý thức được điều này. Điều gì đã xảy ra với những đứa trẻ? Đứa trẻ đang kêu cứu nhưng phụ huynh không hề hay biết.
Con của cô Trương, năm nay 11 tuổi, tương đối sống nội tâm và ít nói. Vì độ khó ngày càng tăng của việc học ở các lớp trên nên điểm số của em ngày càng sa sút. Do đó, cô Trương thường lớn tiếng mắng mỏ con mình. Khi bị mẹ la mắng, con cô Trương trốn trong phòng khóc và lẩm bẩm một mình.
|
Ảnh minh họa. |
Ngày hôm sau khi tan học, đứa trẻ mang giấy báo điểm về nhà. Mặc dù đã tốt hơn lần trước nhưng nhìn chung vẫn tệ nên cô Trương lại tiếp tục mắng chửi con. Đứa trẻ không kìm được nước mắt, trước khi cô Trương nói xong, em đã trốn vào phòng mình.
Sau đó, cô Trương quan sát con kỹ hơn, thường thấy con gái tự ôm lấy mình và nói: "Tôi chỉ là đồ bỏ đi, nếu không thể làm cho mẹ vui, tôi không nên ở lại thế giới này nữa".
Sợ hãi, cô Trương đã báo cáo tình hình với giáo viên và nhận được câu trả lời: "Đứa trẻ phải chịu nhiều áp lực tâm lý, nên đi khám và xin tư vấn tâm lý, cha mẹ khi giáo dục con không nên chỉ nhìn vào điểm số mà phải quan tâm đến sự phát triển tâm lý của trẻ".
Đúng như vậy, lẽ ra cha mẹ phải là người gần con và hiểu con nhất, nhưng nhiều cha mẹ lại bỏ qua trạng thái tâm lý của con, để con phát ra tín hiệu đau buồn nhưng không quan tâm. Nếu như thấy con thường xuyên hoặc bất chợt nói 3 câu nói này, bạn phải đưa con đi khám tâm lý ngay kẻo hối không kịp.
1. "Con không nên là con của cha/mẹ"
Nhìn bề ngoài, câu nói này là sự bất mãn của đứa trẻ với cuộc sống hiện tại, nhưng thực chất, nó ẩn chứa sự phủ nhận bản thân. Khi lớn lên, trẻ cần hình thành nhận thức đúng đắn về bản thân để phát triển tốt hơn, nhưng nếu mọi thứ trong cuộc sống không diễn ra như mong đợi sẽ khiến trẻ cảm thấy thế giới này vô nghĩa và thậm chí có ý tưởng từ bỏ mọi thứ.
2. "Nếu con chết, mọi thứ sẽ ổn thôi"
Ngoài việc trẻ đánh giá thấp về bản thân, những tiếng nói tiêu cực bên ngoài cũng có thể tác động nhất định đến nhận thức về bản thân của trẻ.
Ví dụ, nếu cha mẹ có yêu cầu quá cao đối với con cái và con cái luôn không đáp ứng tiêu chuẩn của cha mẹ, thì con cái sẽ cực kỳ tiêu cực, nghĩ rằng chúng không phải là đứa trẻ mà cha mẹ chúng muốn, rồi cuối cùng rơi vào trạng thái tâm lý cực xấu, lựa chọn dại dột.
|
Ảnh minh họa. |
3. "Con không thể làm tốt bất cứ điều gì"
Một số trẻ có tâm hồn rất mỏng manh và rất sợ thất bại. Khi cuộc sống của họ đầy rẫy những sai lầm, vấp váp, điều đó có thể khiến trẻ cảm thấy mình như một kẻ bất lực.
Khi một đứa trẻ thường xuyên trải qua thất bại và không thể cải thiện tình hình thông qua nỗ lực của bản thân, đứa trẻ sẽ ghim câu nói này trong não và luôn nhắc nhở bản thân rằng mình là một kẻ vô dụng.
Cha mẹ nên làm gì nếu con mình có xu hướng trầm cảm?
Nhiều đứa trẻ sẽ gặp vấn đề tâm lý này. Nó không xảy ra trong một sớm một chiều. Khi cha mẹ phát hiện ra vấn đề, đồng nghĩa với việc trẻ có các triệu chứng tương ứng. Trước những biểu hiện bất thường của trẻ, các bậc cha mẹ nên chú ý hơn và đưa trẻ đi khám. Bác sĩ chuyên môn sẽ tìm hiểu trạng thái tâm lý của trẻ và đưa ra chẩn đoán.
Nếu trẻ có vấn đề về tâm lý, cha mẹ phải phối hợp với bác sĩ để điều trị đúng cách cho trẻ. Nếu trẻ chỉ có các khuynh hướng liên quan đến trầm cảm, cha mẹ nên thay đổi cách giao tiếp, chung sống với con một cách hợp lý và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ thoát khỏi ám ảnh tâm lý.
Kiều Dụ (Theo SH)