Bẻ tay, vặn lưng, vặn cổ quá mức
Rất nhiều người thường có thói quen bẻ khớp ngón tay, ngón chân, hay vặn lưng, vặn cổ mỗi khi cảm thấy nhức mỏi. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen hoàn toàn sai lầm và có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
Việc bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ, các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động, dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên. Đồng thời, cũng có thể gây ra nhưng tổn thương như: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Đi giày cao gót thường xuyên
Đi giày cao gót có thể tôn lên vẻ đjep hình thể của bạn hơn, tuy nhiên mang giày cao gót thường xuyên có thể khiến các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót lâm vào tình trạng căng giãn quá mức nên rất dễ đau và mỏi. Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu, không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp.
|
Ngồi lâu tại 1 vị trí dễ khiến bạn mỏi xương khớp. Ảnh minh họa. |
Ngồi lâu tại một vị trí
Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí có thể khiến tuần hoàn máu ở chân sẽ giảm, cơ mông, hông ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi làm việc lâu dưới máy vi tính sẽ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới cột sống nhiều hơn so với những người thường xuyên đi lại, vận động.
Ngồi vắt chéo chân
Tư thế ngồi vắt chéo chân có thể mang lại cảm giác bớt mỏi hơn trong giây lát nhưng nếu bạn duy trì thói quen này lâu dài có thể làm đau phần hông và thắt lưng, dẫn đến tổn thương xương khớp. Khi bạn thường xuyên ngồi vắt chéo chân, toàn bộ cơ thể sẽ bị lệch và trọng lượng của cơ thể sẽ bị ép vào một bên của xương chậu ảnh hưởng tới vùng xương chậu của bạn, nó có thể gây biến dạng cột sống và gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Cách phòng ngừa bệnh xương khớp
Di chuyển khi đi in giấy tờ
Nếu bạn có thể hãy đặt máy in của bạn ở phía bên kia của văn phòng để buộc bản thân phải đi bộ đến đó mỗi khi cần thu thập bản in. Điều đó có nghĩa là bạn phải đứng dậy khỏi ghế bất cứ khi nào bạn cần in một cái gì đó.
Đứng dậy khi nói chuyện
Mỗi khi bạn nhận một cuộc điện thoại, hãy đứng dậy. Nếu như bạn không phải vừa sử dụng máy tính vừa nghe điện thoại, không có lý do gì ngăn bạn đứng dậy khi nghe điện thoại cả.
Sử dụng luật 30/30
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc di chuyển cứ sau nửa giờ làm giảm nguy cơ tử vong, và giúp giảm nguy cơ đau lưng, khớp và chân khi về già. Quy luật là cứ sau 30 phút ngồi, bạn cần 30 giây chuyển động.
Hãy thử đặt báo thức để nhắc bạn đứng dậy sau mỗi 30 phút. Bạn có thể thực hiện 30 giây vươn vai, giãn cơ nhanh chóng hoặc đi bộ xung quanh văn phòng. Việc đi lại giữa mỗi 30 phút sẽ kích hoạt sự tỉnh táo của trí não và giúp bạn ngồi với tư thế thẳng hơn sau đó, tránh tình trạng bị gù lưng gây ảnh hưởng xấu tới đốt sống lưng.
Uống nhiều nước
Càng uống nhiều nước, bạn càng cần đi vệ sinh, điều này tương đương với việc đi lại quanh văn phòng nhiều hơn. Tất cả chúng ta nên nhắm đến việc uống ít nhất hai lít mỗi ngày vì nó sẽ là một mũi tên trúng hai đích vừa giúp giữ nước cho cơ thể vừa gia tăng vận động.
Đếm bước đi bằng thiết bị công nghệ
Nếu bạn thực sự muốn tăng cường tập thể dục ngẫu nhiên để cải thiện sức khỏe, thì việc đo các bước đi của mình bằng thiết bị có chức năng đếm bước chân hoặc ứng dụng trên điện thoại có thể là một cách thức hỗ trợ tốt.
Mục tiêu nên hướng đến là 10.000 bước một ngày. Tuy vậy, thực hiện thêm 3500 bước mỗi ngày có thể giúp bạn giảm 2kg trong một năm mà không cần cố gắng.
Ngoài ra, việc gửi xe xa hơn một chút sẽ buộc ta phải gia tăng quãng đường đi bộ trong ngày của mình.
Theo Đời sống Plus/GĐVN