Dấu hiệu chảy máu chân răng cực nguy hiểm, nên đi khám ngay

Google News

Nếu chảy máu chân răng đột ngột và khó cầm, xảy ra nhiều lần kèm theo các triệu chứng khó chịu, bạn hãy đến bệnh viện ngay vì đây là tình trạng nguy hiểm.

Đánh răng là công việc mà ai cũng phải làm hàng ngày, một hàm răng sạch, không mùi không chỉ ghi điểm cho hình ảnh cá nhân mà còn có lợi cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, không ít người bị chảy máu chân răng hay chảy máu nướu răng.
Bị ảnh hưởng bởi sự phổ biến kiến thức về vitamin trong những năm gần đây, nhiều người nghĩ ngay đến việc thiếu hụt vitamin C khi bị chảy máu nướu răng.
Cái gọi là vitamin C còn được gọi là axit L-ascorbic. Bản chất của nó là một hợp chất polyhydroxy, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1912. Vai trò chính của nó là hình thành kháng thể và collagen, sửa chữa các mô, duy trì chức năng miễn dịch, duy trì tính toàn vẹn của mạch máu, thúc đẩy sự hấp thụ sắt không heme, có đặc tính chống oxy hóa.
Dau hieu chay mau chan rang cuc nguy hiem, nen di kham ngay
 Chảy máu chân răng cực nguy hiểm, có dấu hiệu này bạn nên đi khám ngay. Ảnh minh họa. 
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C quá mức, sức khỏe bị ảnh hưởng dẫn đến bệnh còi xương, giảm hàm lượng axit ascorbic, sau đó là bệnh lý sưng nướu răng và chảy máu nướu răng.
Tuy nhiên, tình trạng này thực sự rất hiếm trong xã hội hiện đại, bởi vì chúng ta có thể có đủ vitamin C từ các loại thực phẩm khác nhau và về cơ bản khó có thể phát sinh vấn đề thiếu vitamin C nghiêm trọng.
Câu hỏi đặt ra là nếu khó/không có mối liên hệ nào giữa chảy máu nướu răng và thiếu vitamin C, vậy yếu tố gây chảy máu nướu răng là gì?
Trước hết, có hai dạng chảy máu nướu răng chính trong thực hành lâm sàng, đó là chảy máu chủ động và bị động.
Chảy máu bị động có nghĩa là không có bất thường trong sinh hoạt, nhưng khi đánh răng, ăn thức ăn cứng thì các mao mạch trên bề mặt nướu bị vỡ và chảy ra máu, lượng máu chảy ra tương đối ít.
Về cơ bản, biểu hiện là màu đỏ có thể nhìn thấy trong nước bọt, hoặc có vết máu rõ ràng trên thức ăn bạn ăn hoặc trên bàn chải đánh răng. Sau khi súc miệng bằng nước lạnh, máu ngừng chảy và tự biến mất.
Nguyên nhân gây chảy máu nướu bị động chủ yếu liên quan đến bệnh nha chu như hình thành các mảng bám, vôi răng, lâu ngày kích thích mô nha chu dẫn đến viêm nướu hoặc viêm nha chu do mảng bám. Hoặc có những kích thích tại chỗ khác dẫn đến viêm tại chỗ, có thể gây viêm nướu tăng sinh, viêm nha chu và các bệnh khác.
Ngoài ra, dị ứng mô tại chỗ, chấn thương nướu, phẫu thuật nha chu,…có thể gây chảy máu nướu bị động, đây cũng là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp nhất.
Loại thứ hai, chảy máu nướu chủ động, còn được gọi là chảy máu tự phát trong thực hành lâm sàng. Nó dùng để chỉ tình trạng chảy máu nướu do kích ứng nhẹ, hoặc chảy máu nướu mà không có bất kỳ kích thích nào, phạm vi chảy máu rất rộng, lượng nhiều và không dễ cầm máu. Sự xuất hiện của triệu chứng này thường liên quan đến sức khỏe chung của người bệnh.
Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu nướu răng chủ động là bệnh thận, bệnh hệ thống máu, bệnh gan, tiểu đường, bệnh tim mạch, khối u ác tính, v.v. Biểu hiện điển hình của loại chảy máu này là bệnh nhân chảy máu đột ngột và khó cầm, xảy ra nhiều lần trong ngày, đồng thời kèm theo các triệu chứng khó chịu rõ ràng khác về thể chất. Đây là trường hợp rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát rất lớn.
Nhìn chung, có rất nhiều lý do dẫn đến chảy máu nướu răng, nguyên nhân đầu tiên mà mọi người nên quan tâm là bệnh nha chu. Nếu loại trừ khả năng mắc bệnh nha chu trong quá trình khám và chảy máu nướu nhiều lần kèm theo các triệu chứng khó chịu khác về thể chất, thì đây có thể là dấu hiệu của sự xuất hiện của các bệnh toàn thân khác, cần phải đi khám ngay lập tức, nếu không sẽ hối không kịp.

Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo SH)