Dấu hiệu từ bàn chân cảnh báo gan rất yếu, người chứa khối u

Google News

Đôi chân là phương tiện thực hiện mọi hành trình của chúng ta, bàn chân không chỉ "gánh vác" cả trọng lượng cơ thể, mà nó còn có thể thông báo cho con người những dấu hiệu bất thường của sức khỏe.

Theo Y học Phương Đông, có nhiều huyệt đạo trên bàn chân và được kết nối chặt chẽ với các cơ quan khác nhau của cơ thể, vì vậy khi các cơ quan bị tổn thương, bàn chân sẽ có các triệu chứng tương ứng. Nếu có những dấu hiệu dưới đây mà cơ thể “cầu cứu” qua đôi chân, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe.

Đau gót chân

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân là viêm gân gan chân, viêm nơi dây chằng dài này bám vào xương gót chân. Cơn đau có thể mạnh nhất khi bạn thức dậy và gây áp lực lên bàn chân. Viêm khớp, tập thể dục quá mức và đi giày không phù hợp cũng có thể gây đau gót chân, như viêm gân.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân ít phổ biến hơn như gai xương ở dưới gót chân, nhiễm trùng xương, khối u hoặc gãy xương.

Chân tím hoặc xanh

Các bệnh như động mạch ngoại biên, Raynaud, tiểu đường có thể khiến màu sắc của bàn chân chuyển sang xanh hoặc tím. Nguyên nhân là không đủ lượng oxy tại chân. Người có bàn chân đổi màu nên đến cơ sở y tế kiểm tra để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, nếu bàn chân thường xuyên tái xanh, đó chính là dấu hiệu của khả năng tuần hoàn máu kém. Trong trường hợp xấu nhất, lưu thông máu kém có thể dẫn đến hoại tử, vì vậy đó là một dấu hiệu không nên bỏ qua.

Dau hieu tu ban chan canh bao gan rat yeu, nguoi chua khoi u

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân là viêm gân gan chân, viêm nơi dây chằng dài này bám vào xương gót chân. Bên cạnh đó, các nguyên nhân ít phổ biến hơn như gai xương ở dưới gót chân, nhiễm trùng xương, khối u hoặc gãy xương. Ảnh minh họa: Internet
Hình dạng chân

Theo Viện Quốc gia, Trung tâm Thông tin Sức khỏe các bệnh về tiểu đường, tiêu hóa và thận, hình dạng bàn chân thay đổi là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tổn thương thần kinh do tiểu đường có thể dẫn đến biến dạng bàn chân, ví dụ biến chứng Charcot khiến bàn chân sưng và đỏ. Dần dần xương bàn chân và xương ngón chân có thể bị lệch vị trí, thậm chí gãy, làm cho bàn chân có hình dạng lạ, điển hình là hội chứng "bàn chân ngựa gỗ".

Bàn chân có màu vàng bất thường

Giống như bất kì bộ phận nào của cơ thể, da của bệnh nhân mắc bệnh gan, đặc biệt là phần da trên bàn chân chuyển màu vàng vọt. Khi chức năng gan bị phá hủy bởi bệnh, sự trao đổi chất và bài tiết mật bình thường sẽ dẫn đến sự gia tăng đột ngột hàm lượng bilirubin trong máu, có thể gây ra các triệu chứng vàng da.

Lòng bàn chân khô khốc

Nhiều người cho rằng, hiện tượng khô của da là do cơ thể thiếu nước, gây ra hiện tượng nứt nẻ. Nhưng trên thực tế, hiện tượng toàn bộ lòng bàn chân khô khốc không chỉ do thiếu nước mà có khả năng liên quan đến bệnh gan.

Khi gan bị tổn thương, nó sẽ ảnh hưởng đến nội tiết bình thường của cơ thể, dẫn đến da vàng sẫm, dẫn đến khô bất thường và các vấn đề như bong tróc và nứt nẻ.

Dau hieu tu ban chan canh bao gan rat yeu, nguoi chua khoi u-Hinh-2

Khi chức năng gan bị suy giảm, sự lưu thông máu sẽ tồi tệ hơn. Vì lòng bàn chân phía dưới của cơ thể con người, máu có thể chảy ở đây cũng sẽ trở nên chậm hơn và ít hơn, dẫn đến sự gia tăng mạch máu của bàn chân. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý đi khám để bảo vệ sức khỏe gan. Ảnh minh họa: Internet
Ngón chân cái sưng to

Bệnh gout có thể khiến cho ngón chân tấy đỏ, nóng, sưng to và đau đớn cực độ. Do Acid uric thích tích tụ ở bộ phận mát mẻ nhất trong cơ thể, do đó bệnh Gout thường xuyên biểu hiện ở ngón chân cái. Hơn nữa, dấu hiệu đầu tiên của bệnh Gout cũng có thể xuất hiện ở chính ngón chân cái.

Lòng bàn chân xuất hiện nhiều mạch máu

Kể từ ngày chúng ta được sinh ra, sẽ có những đường ở lòng bàn chân và sẽ không có thay đổi lớn trong những năm sau này. Do đó, một khi các “đường chỉ chân” tăng lên, chúng ta phải cảnh giác.

Khi chức năng gan bị suy giảm, sự lưu thông máu sẽ tồi tệ hơn. Vì lòng bàn chân phía dưới của cơ thể con người, máu có thể chảy ở đây cũng sẽ trở nên chậm hơn và ít hơn, dẫn đến sự gia tăng mạch máu của bàn chân. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý đi khám để bảo vệ sức khỏe gan.

Ngoài ra, nếu phụ nữ thấy có nhiều nếp nhăn sâu ở hai bên ngón chân, hoặc có những biểu hiện giống như lỗ kim, bạn cần cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa, như rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều…

Dau hieu tu ban chan canh bao gan rat yeu, nguoi chua khoi u-Hinh-3

Lòng bàn chân trắng bệch bất thường có thể là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm, dẫn đến lòng bàn chân trắng bệch bất thường, là một trong những biểu hiện của gan ứ đọng độc tố. Ảnh minh họa: Internet
Lòng bàn chân trắng bệch và bất thường

Ở người bình thường khỏe mạnh, màu của lòng bàn chân sẽ hồng hào, tuy nhiên, nếu lòng bàn chân có màu trắng bất thường và cảm giác máu không được tuần hoàn bạn cần cảnh giác.

Tình trạng này có thể là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm, dẫn đến lòng bàn chân trắng bệch bất thường, là một trong những biểu hiện của gan ứ đọng độc tố.

Loét lâu lành ở dưới lòng bàn chân

Đây có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Hệ thần kinh ở bàn chân bị tổn thương do lượng đường trong máu cao gây ra các vết xước nhỏ, vết cắt, kích ứng da do ma sát. Nếu không được điều trị, các vết thương này có thể bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm.

Ngoài ra, người bị thần kinh ngoại biên hoặc tim mạch dễ bị loét bàn chân. Do đó, nếu phát hiện bàn chân bị loét, hãy đến bệnh viện khám để điều trị đúng cách.

Bàn chân lạnh mạn tính

Có nhiều vấn đề sức khỏe khiến bàn chân bị lạnh, như tuyến giáp hoạt động kém, bệnh tiểu đường hoặc thiếu máu làm máu lưu thông kém. Nếu bạn bị lạnh chân thường xuyên, nên đi khám, xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân.

Dau hieu tu ban chan canh bao gan rat yeu, nguoi chua khoi u-Hinh-4

Bàn chân sưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo và dòng máu chảy vào gan bị hạn chế, gây tăng huyết áp và sưng chân. Xơ gan cũng có thể tác động tới sự sản sinh albumin, một loại protein đóng vai trò điều hòa dòng máu chảy trong gan. Khi mức độ albumin giảm, bàn chân và mắt cá chân có thể bị sưng phù. Ảnh minh họa: Internet
Sưng phù chân

Nếu bạn thấy chân bước bất thường, không ổn định, sưng phù mọng nước, có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận có vấn đề. Theo các chuyên gia, do thận chịu trách nhiệm về điều phối "nước" trong cơ thể kèm chức năng giải độc của cơ thể con người, nên nếu thận có vấn đề, sẽ dẫn đến phù chân.

Bàn chân sưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo và dòng máu chảy vào gan bị hạn chế, gây tăng huyết áp và sưng chân. Xơ gan cũng có thể tác động tới sự sản sinh albumin, một loại protein đóng vai trò điều hòa dòng máu chảy trong gan. Khi mức độ albumin giảm, bàn chân và mắt cá chân có thể bị sưng phù.

Chân bị sưng hoặc hoặc phù nề cũng có thể cảnh báo suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu, máu từ chân sẽ không thể lưu thông đến phần trên cơ thể. Các van tim bị rò rỉ cũng thường khiến bàn chân và mắt cá chân sưng phồng lên. Nếu tình trạng này còn đi kèm với các triệu chứng như đau ngực, mệt mỏi và khó thở thì bạn nên đến bệnh viện khám ngay.

Rụng lông chân hoặc lông ở ngón chân

Đây có thể là dấu hiệu của sự lưu thông máu kém, và thường xuất hiện ở nam giới. Ngón chân không nhận đủ lượng máu khiến bàn chân có màu không bình thường, làm da chân mỏng, nhẵn, sáng, móng chân dày lên, lông xung quanh rụng đi.

Móng chân lõm hình thìa

Móng chân hình thìa không những xấu mà còn là một dấu hiệu của bệnh toàn thân. Móng chân lõm hình thìa chủ yếu là do dinh dưỡng kém đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt mà thiếu máu và dinh dưỡng không tốt có liên quan đến xuất huyết bên trong, ung thư dạ dày.

Ngoài ra, móng chân lõm hình thìa còn có thể liên quan đến các bệnh di truyền, bệnh tự miễn , bệnh hệ thống tuần hoàn và bệnh cơ xương.

 

Theo Hòa Thuận/Tiền Phong