Tiểu nhiều, tiểu dắt
Điều này chứng tỏ sỏi thận đã xuất hiện trong bàng quang hoặc niệu đạo gây cản trở việc lưu thông nước tiểu và đào thải ra ngoài. Từ đó gây ra tình trạng tiểu dắt, tiểu són, đi tiểu nhiều ở nam giới.
Đi tiểu ra máu
Sỏi gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu sẽ gây chảy máu, khi đi tiểu ra máu bạn có thể thấy nước tiểu có màu hồng hoặc nâu.
Sốt và ớn lạnh
Sốt và ớn lạnh là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu, là một biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra, sốt kèm theo ớn lạnh, run rẩy
Nước tiểu đục
Khi thấy dấu hiệu này thì khả năng cao bạn đang có sỏi hoặc nằm trong nhóm đối tượng dễ có sỏi ở thận - tiết niệu. Nước tiểu đục có thể do quá nhiều chất cặn bã lắng đọng hoặc đang bị viêm đường tiết niệu. Nếu có viêm đường tiết niệu thì nước tiểu đục kèm mùi hôi, còn lắng cặn thông thường thì nước tiểu sẽ không có mùi.
Đau, rát khi đi tiểu, tiểu rắt
Thông thường khi sỏi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang ra niệu đạo sẽ gây tắc đường dẫn tiểu dẫn đến tiểu khó, buốt. Ngoài ra, viên sỏi cọ vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo, gây đau và nóng rát khi đi tiểu.
Sưng vùng thận
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận
- Uống nước không đầy đủ cho cơ thể
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học
- Nước tiểu không thể thoát ra hết khỏi cơ thể
- Mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc u xơ bàng quang
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, vùng kín
- Nằm quá nhiều, ít vận động trong thời gian dài
Khi bị bệnh sỏi thận cần kiêng những thứ sau:
- Tránh xa rượu bia, chất kích thích
- Tránh xa thực phẩm giàu gốc oxalate như socola, đậu phộng
- Tránh xa các thực phẩm nhiều canxi
- Không nên ăn nhiều muối, đồ ăn quá mặn
- Tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, giàu cholesterol
- Tránh xa thực phẩm giàu đạm vì có thể làm tăng uric trong máu
- Không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn
Theo Khoevadep