Đến viện muộn, bé 8 tháng tuổi bị áp xe trong não dày như vỏ cam sành

Google News

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) đã điều trị cho bệnh nhi 8 tháng tuổi bị áp xe trong não, nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật, lơ mơ.

Cách đây vài tháng, bác sĩ Phan Minh Trí, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết bệnh viện đã điều trị cho bệnh nhi 8 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật, lơ mơ.
Qua thăm khám, chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhị bị áp xe não nặng. Bệnh nhi được hồi sức tích cực, phẫu thuật lấy ổ áp xe não rất lớn, chèn ép trong đầu, nguy cơ đe dọa tính mạng. Ca mổ thành công, giữ được tính mạng cháu bé nhưng cần phải theo dõi di chứng về sau.
Bao áp xe của bé đã dày như vỏ quả cam sành, có lẽ do tự dùng kháng sinh không hợp lý tại nhà. Nếu bé được điều trị đúng ngay từ đầu, diễn tiến có thể đáp ứng thuốc mà không cần phẫu thuật”, bác sĩ Trí cho biết.
Den vien muon, be 8 thang tuoi bi ap xe trong nao day nhu vo cam sanh
Hình ảnh khối áp xe chiếm phần lớn trong đầu bệnh nhi trước phẫu thuật. Ảnh: Vietnamnet.vn. 
Theo bác sĩ Trí, trước khi được đưa tới viện, bệnh nhi bị sốt cao 3 tuần liền nhưng gia đình tự theo dõi, điều trị cho con tại nhà bằng kháng sinh. Đến khi tình trạng bé chuyển nặng, họ mới đưa con đến bệnh viện cấp cứu.
Nếu bệnh nhi được điều trị đúng ngay từ đầu, diễn tiến có thể đáp ứng thuốc mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, trường hợp này do áp xe não nặng nên phải can thiệp phẫu thuật.
Trong thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bệnh nặng, nguy kịch do đến viện trễ.
"Một số ca chỉ là bệnh thông thường, nếu được điều trị sớm, đúng cách sẽ nhanh chóng hồi phục", bác sĩ Trí chia sẻ thêm.
Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần tăng cường dinh dưỡng, ăn đủ chất, các vi chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong thời điểm dịch bệnh. Hướng dẫn cho trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên phòng ngừa các bệnh thường gặp và thực hiện 5K.
Đồng thời, phụ huynh cần quan tâm theo dõi sức khỏe cho trẻ, không tự ý điều trị kháng sinh tại nhà. Nếu cần, cho bé đi khám tại cơ sở y tế địa phương gần nhà. Trường hợp không thể đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn qua các đường dây tư vấn để biết cách chăm sóc hợp lý khi trẻ có bệnh.
Khi trẻ có những dấu hiệu cảnh báo nặng như co giật, nôn ói nhiều, ngủ li bì hay vật vã, bức rứt, sốt cao liên tục, thở mệt, tiêu máu, cần đưa ngay tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Áp xe não là tình trạng nhiễm trùng khu trú ở nhu mô não. Tình trạng này thường gặp phải ở các bệnh nhân nhiễm trùng, chấn thương đầu hoặc sau phẫu thuật sọ não.
Nguyên nhân gây ra áp xe não là do vi khuẩn có thể thâm nhập vào não trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường máu. Khi thâm nhập vào não bộ, vi khuẩn phát triển gây ra nhiều tổn thương.
Những triệu chứng của áp xe não thường không đặc trưng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, áp xe não thường xuất hiện 3 triệu chứng như: đau đầu, sốt cao, có thể có hoặc không có xuất hiện các triệu chứng thần kinh (như yếu liệt, mờ mắt, nói đớt,…). Điều này gây khó khăn trong chẩn đoán và bệnh nhân thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Đáng chú ý, đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh mặc dù đau đầu cũng là triệu chứng gặp phải ở rất nhiều bệnh lý khác. Đau đầu ở áp xe não thường khu trú ở một bên đầu, bên có tổn thương áp xe. Cơn đau thường dữ dội và không thuyên giảm với các thuốc giảm đau thông thường.
PV