Trải qua giai đoạn sốc
Đường bột chính là nguồn năng lượng cho cơ thể và não bộ hoạt động. Khi không có chúng, cơ thể sẽ thiếu đi một nguồn năng lượng lớn. Thêm việc natri và nước được bài tiết nhanh sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu giống như bị cảm cúm.
Đây là giai đoạn sốc của chế độ ăn ít tinh bột. Bạn có thể gặp các biểu hiện như đau đầu, khó ngủ, buồn nôn, bụng khó chịu... Một số người còn gặp hiện tượng mất nước, chuột rút, khát nước, chóng mặt, tim đập nhanh, thèm đồ ngọt và tinh bột quá mức...
Mệt mỏi, kiệt sức
Cơ thể lưu trữ carbs dưới dạng glycose - nguồn năng lượng dồi dào nhất hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của cơ bắp và não bộ. Khi thiếu tinh bột, lượng đường trong máu giảm gây hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh...
Không có nguồn năng lượng nào có thể thay thế tinh bột nên bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức kéo dài khi không ăn bất cứ loại thực phẩm chứa tinh bột nào.
Hôi miệng
Chế độ ăn ít tinh bột có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi chua. Ngoài ra, trong thời gian đầu không ăn tinh bột, bạn có thể gặp hiện tượng khô miệng. Miệng bị khô là một trong những tác nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Trí nhớ kém
Phần lớn năng lượng cho các hoạt động của não bộ đến từ tinh bột chứ không phải protein, chất béo hay chất xơ. Các tế bào não được nuôi dưỡng bởi glucose thu được từ việc phân nhỏ carbohydrate tổng hợp và các loại đường.
Việc cung cấp glucose cho cơ thể thông qua các thực phẩm chứa tinh bột có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ cho não hoạt động bình thường.
Thiếu hụt đi một lượng lớn chất này trong thời gian dài sẽ khiến hệ thần kinh hoạt động kém hiệu quả, thậm trí gây suy giảm trí nhớ.
Táo bón
Việc ăn ít tinh bột thường đi đôi với việc giảm lượng chất xơ, tăng lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Đó là lý do vì sao người ăn kiêng ít tinh bột đôi khi hay bị táo bón.
Theo Khoevadep