Thói quen ăn quá nhanh có thể gây một số bệnh dưới đây:
1. Đau dạ dày
Nếu như ăn quá nhanh sẽ khiến não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hóa thức ăn, lâu dài có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
Ăn nhanh cũng khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, cơ thể không hấp thụ được các dinh dưỡng cần thiết, làm tăng cảm giác chướng bụng sau khi ăn.
Ăn quá nhanh khiến dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hóa thức ăn, lâu dài dẫn đến tình trạng đau dạ dày
Bác sĩ Amanda Foti, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Selvera Weight Management Program cho biết: “Ăn quá nhanh có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như khó tiêu, thậm chí trào ngược axit. Cắn miếng quá to và nhai quá nhanh khiến cho nước bọt và các enzym không kịp tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn thành các hạt nhỏ hơn trước khi vào dạ dày, từ đó gây đau dạ dày và gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng”.
|
Ảnh minh họa. |
2. Béo phì
Việc ăn nhanh có thể khiến cơ thể ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Điều này sẽ làm bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết vì không có cảm giác no, khiến cơ thể không kịp xử lý gây ra tình trạng ứ đọng chất béo và dẫn đến béo phì.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, phụ nữ trong độ tuổi 40-50 nếu ăn quá nhanh sẽ có nhiều khả năng bị béo phì hơn so với những người ăn chậm. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra đàn ông có thói quen ăn nhanh có thể bị thừa cân cao hơn tới 84% so với người ăn chậm, con số này ở phụ nữ là 50%.
3. Bệnh đại tràng
Thức ăn tới quá nhanh sẽ khiến dạ dày khó có thể hoạt động bình thường và không dễ dàng co bóp. Điều này sẽ khiến dạ dày trương lên quá mức, nhu động trở nên chậm chạp hơn, dịch tiêu hóa cũng vì thế mà không tiết ra đủ so với lượng thức ăn nạp vào. Thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị vi khuẩn phân hủy tạo thành độc tố làm hỏng dạ dày, tá tràng.
Nếu tình trạng ăn nhanh cứ tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ trở thành bệnh viêm đại tràng, có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như loét đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.
4. Tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư
Thức ăn được nhai bằng miệng không chỉ nhằm mục đích dễ nuốt, nhưng có một số ý nghĩa quan trọng khác trong thực tế. Đó là, nó có thể được nhai kết hợp với việc thông qua sự tác động của nước bọt để các chất độc hại có thể được loại bỏ dần dần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Đối với các loại thực phẩm tinh chế, rất khó để thúc đẩy việc loại bỏ các chất gây ung thư sinh ra trong cuộc sống ngày. Đương nhiên, nó cũng dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
5. Gây ra bệnh đường ruột
Nếu bạn ăn quá nhanh, đương nhiên sẽ có tác động không tốt lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Thời gian trôi qua sẽ dẫn đến bệnh tiêu hóa xuất hiện, vì vậy chế độ ăn uống nên chú ý, hãy duy trì tốc độ không nên quá nhanh để tránh hoặc làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột.
Cần khắc phục tình trạng ăn nhanh để giảm nguy cơ mắc bệnh
Nếu cảm thấy khó khăn khi tự kiểm soát thói quen ăn của mình, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp ăn chậm, nhai kỹ:
- Dùng đũa để gắp thức ăn
- Ngồi thẳng, hít thở chậm và sâu khi ăn
- Chỉ tập trung cho việc ăn uống, loại bỏ buồn phiền
- Dành không gian riêng chỉ để ăn uống
- Tự nấu nướng để nâng cao chất lượng bữa ăn hơn.
- Ăn chậm nhai kỹ để thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn.
Theo Trúc Chi/Phununews