Giải thích về trường hợp bà Li, bác sĩ đến từ Bệnh viện Liên Kết 1 của Đại học Y học Cổ truyền Hồ Nam cho biết bản thân bà Li không hề biết mình bị bỏng hóa chất trước đó. Bà bị bỏng do thói quen đổ chất tẩy rửa ngâm bồn cầu. Khi đi vệ sinh, bà xả nước khi vẫn ngồi trên bệ khiến hóa chất vô tình tiếp xúc với vùng kín. Do không để ý, bà không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến vết bỏng ngày càng nặng, gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống.
|
Nước tẩy rửa bồn cầu gây bỏng nặng bởi thành phần axit, bazo mạnh trong chúng. Ảnh minh họa. |
Trường hợp bà Li, bà bị bỏng axit clohydric trong chất tẩy rửa bồn cầu. Khi tiếp xúc với cơ thể, axit làm cháy và "ăn" sâu vào da thịt tại chỗ, vết phỏng vùng kín không được xử lý nên nhanh chóng bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
Ngoài gây bỏng axit, các chất tẩy rửa bồn cầu còn có thành phần bazo mạnh như natri hydroxit, kali hydroxit... Trường hợp bỏng kiềm, vết bỏng sẽ nhanh chóng “ăn lan”, ngày càng sâu và còn diễn tiến 2-3 ngày sau khi bị dính hóa chất. Vì vậy, nhiều trường hợp bỏng kiềm càng ngày càng nặng mà bệnh nhân không biết.
Đối với bỏng hóa chất, sơ cứu tại chỗ rất quan trọng. Khi bị hóa chất văng trúng, bạn cần nhanh chóng xối rửa ngay vùng bị bỏng bằng nước sạch (nước máy) càng nhiều càng tốt, để pha loãng, rửa sạch hóa chất. Xối rửa liên tục khoảng 15-30 phút.
Tuyệt đối, không rửa bằng nước đá lạnh, xà bông hay chất gì khác, không bôi bất cứ loại kem hay chất gì lên vết phỏng. Tiếp đó, đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân nên cẩn thận khi sử dụng các hóa chất tẩy rửa trong gia đình... Cần phải biết nồng độ hóa chất. Khi sử dụng nên pha loãng. Nên sử dụng găng tay, mang giày, đặc biệt là kính bảo hộ mắt, mặc quần áo che kín không để hở phần da. Cẩn thận khi làm vệ sinh tránh hóa chất văng vào người.
Định Tâm (Theo Sohu)