Gia đình 4 người ngộ độc nặng sau bữa tối với trứng gà: Cảnh báo 6 sai lầm

Google News

Khi tiêu thụ trứng luộc cần tránh những sai lầm dưới đây vì có thể gây ngộ độc hoặc làm mất dinh dưỡng của món ăn.

Gia đình 4 người ngộ độc nặng sau ăn bữa tối với trứng gà

Trứng gà là loại thực phẩm được lòng cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bởi chỉ từ nguyên liệu trứng chúng ta có thể biến tấu thành rất nhiều món ăn ngon.

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormone. Trong đó, lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng trong đó tập trung phần chủ yếu của các chất dinh dưỡng. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.

Tuy nhiên, nếu ăn trứng không đúng cách có thể gây hại. Ví dụ như gia đình ở Trung Quốc dưới đây.

Gia dinh 4 nguoi ngo doc nang sau bua toi voi trung ga: Canh bao 6 sai lam

Vào cuối tháng 7/2020, một gia đình 4 người sống tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng từng là nạn nhân của việc ăn trứng gà sai cách. Chị Pu (một trong những thành viên của gia đình trên) kể lại rằng: Ngày hôm đó, cả gia đình chị cùng nhau ăn tối với món trứng bắc thảo. Sau khi ăn, lần lượt các thành viên trong gia đình chị xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, tiêu chảy và sốt... Tình trạng sức khỏe của cả nhà ngày một nghiêm trọng hơn, may mắn là họ được người thân đưa đến một bệnh viện tại Thành Đô để cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán cả gia đình 4 người của chị bị ngộ độc Salmonella do ăn trứng bắc thảo nhiễm khuẩn Salmonella.

Trứng bắc thảo còn được gọi với tên khác là trứng bách thảo. Đây là một món ăn nổi tiếng có nguồn gốc Trung Hoa, người ta thường làm món này từ trứng cút và trứng gà. Còn ở Việt Nam, món trứng này được làm từ trứng vịt, ủ trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi, và trấu... trong nhiều tuần lễ, hay nhiều tháng. Đây là một món ăn có máu sắc đẹp mắt và lạ miệng nên thường được nhiều người yêu thích, tuy nhiên món trứng bắc thảo khi được bảo quản lâu ngày, quá trình chế biến không vệ sinh có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Trước đó vào tháng 5/2020, tờ QQ của Trung Quốc cũng từng đăng tải trường hợp của gia đình họ Trương bị nôn mửa, tiêu chảy và hôn mê sâu sau khi ăn trứng. Nhưng các quả trứng của họ mới mua về, làm sao có thể bị hỏng? Cuối cùng, người vợ trong gia đình tiết lộ cô thường có thói quen rửa trứng sống bằng nước sạch trước khi cho vào tủ lạnh. Điều này đã vô tình làm hỏng lớp màng mỏng trên vỏ trứng, khiến cho vi khuẩn như Salmonella xâm nhập vào bên trong và dễ gây ngộ độc cho người ăn.

Vi khuẩn Salmonella nguy hiểm như thế nào?

Salmonella phân bố rộng rãi trong tự nhiên, nhưng đặc biệt dễ tìm trong trứng, thịt, gia cầm và sữa... Điều đáng sợ hơn nữa là thực phẩm sau khi nhiễm vi khuẩn Salmonella thì không thể phân biệt được bằng mắt thường.

Salmonella có khả năng sinh sản rất mạnh, có thể sinh sản với số lượng lớn ở nhiệt độ trên 20 độ C. Ngay cả khi được bảo quản trong tủ lạnh, chúng vẫn có thể sống được từ 3-4 tháng. Sau khi vi khuẩn Salmonella nhân lên trong thực phẩm và đạt đến một số lượng nhất định, nó sẽ sinh ra độc tố, lâu dần sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có khoảng 100 triệu người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, mặc dù hầu hết mọi người có thể được chữa khỏi nhưng cũng có khoảng 100.000 người tử vong.

Vì vậy, ăn trứng cần tránh những điều sau:

Không rửa sạch vỏ

Với trứng gà bắc thảo hay trứng gà thông thường, trước khi bóc vỏ, tốt nhất nên rửa bằng nước sạch, hoặc tráng qua nước sôi để không mang theo các chất bẩn bám trên vỏ.

Không ăn trứng để qua đêm

CDC Hoa Kỳ cảnh báo, ngay cả khi vỏ trứng trông sạch sẽ, không bị vỡ thì chúng vẫn có nguy cơ chứa vi khuẩn gây ngộ độc nghiêm trọng - Salmonella. Tổ chức này khuyến cáo mọi người nên ăn trứng ngay sau khi nấu, không giữ trứng hoặc thực phẩm làm bằng trứng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ phòng là 32 độ C hoặc nóng hơn.

Người bị sốt không nên ăn trứng

Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Không uống thuốc ngay sau khi ăn trứng

Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và tiêu hóa.

Không rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trên vỏ trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc làm cho trứng bóng bẩy và có cảm giác trơn láng. Lớp màng này có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng lại để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng, chỉ duy nhất oxy được phép lọt vào. USDA khuyên mọi người không nên rửa trứng để giữ lại lớp màng giúp bảo quản được lâu hơn. Khi cất trứng, bạn cũng không nên để trứng chung với những thứ chứa nhiều tinh dầu như gừng, hành, ớt…

Các chuyên gia cho biết chỉ nên dùng trứng trong vòng 30 ngày kể từ lúc mua, nếu để lâu sẽ mất chất dinh dưỡng.

Không nên ăn trứng với hồng

Ăn hồng ngay sau khi thưởng thức món trứng là một điều tối kỵ đối với sức khỏe. Hành động này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp tính, kết sỏi trong phổi.

Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Đối với trường hợp này, người bị ngộ độc cần nhanh chóng uống dung dịch gồm 20g muối và 200ml nước sôi, hoặc uống nước ép gừng tươi hòa cùng nước ấm để kích thích cơ thể nôn ra các chất độc hại.

Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Lưu ý khi ăn trứng

Để ăn trứng tốt nhất, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 quả trứng.

Những người có huyết áp cao và mỡ máu cao chỉ nên ăn 2-3 quả trứng trong một tuần.

Theo Vũ Ngọc/Khoevadep