Bảo quản gạo bằng tỏi
- Đầu tiên bạn cứ cho gạo vào hộp nhựa hoặc thùng to có nắp đều được.
- Sau khi cho hết gạo vào rồi thì bạn lấy vài tép tỏi bóc vỏ đi rồi cho tỏi lên trên gạo. Tùy theo hộp gạo to hay nhỏ mà bạn tăng giảm lượng tỏi nhé. Sau khi cho tỏi vào thì bạn đậy nắp kín lại là được.
|
Ảnh minh họa. |
Tỏi có tác dụng ngăn mối mọt tấn công và sinh sôi nên gạo bạn mua về có trữ lâu cũng hoàn toàn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe.
Bảo quản gạo bằng chai nhựa
- Đối với những bạn không thích mùi tỏi thì có thể dùng chai nhựa sạch rồi cho gạo vào. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chai nhựa phải khô hoàn toàn. Nếu có nước đọng bên trong thì gạo sẽ bị ẩm mốc càng gây hại hơn nhé.
- Sau khi đổ gạo đầy chai thì bạn vặn nắp chai thật chặt và mang chai đặt nơi khô ráo là được.
Dùng chai nhựa kiểu này thì mối mọt, bụi bẩn lẫn các loại côn trùng đều không thể tấn công gạo của bạn nên gạo vừa vệ sinh vừa an toàn cho cho sức khỏe bạn nhé.
Bảo quản nơi khô ráo, bỏ thêm tỏi hoặc ớt khô vào thùng gạo
Hiện nay, nhiều gia đình đã dùng thùng đựng gạo chuyên dụng để bảo quản, tích trữ gạo. Mặc dù loại thùng này kín nhưng khi sử dụng vẫn nên chú ý một số việc như sau.
Đầu tiên, khi ăn hết gạo cũ và chuẩn bị đổ gạo mới vào thùng, hãy nhớ vệ sinh sạch thùng gạo trước. Bởi lẽ trong thùng khi đó chắc chắn sẽ còn một lớp bụi bẩn, bột gạo… bám lại. Và những thứ này là nguyên nhân sinh ra mối mọt trong thùng gạo về sau.
Nếu dùng nước rửa thùng, nhớ phải phơi thùng đến khô rồi mới tiếp tục sử dụng. Trước khi đổ vạo vào thùng, tốt nhất nên ăn hết gạo cũ, không nên để gạo cũ, gạo mới lẫn lộn.
Nếu không có thùng gạo chuyên dụng, có thể thay thế bằng các loại thùng đựng khác, có thể cách ly không khí là được, như thế sẽ làm giảm quá trình ô xy hóa ở gạo. Ngoài thùng kín, người nội trợ có thể lựa chọn những loại túi zipper cỡ lớn, cũng có thể đảm bảo không khí ít bị lọt vào trong.
Mời quý độc giả xem video Những điều cho thấy thức ăn là "kẻ nói dối":
Theo Mộc/Khỏe Đẹp