Hai nơi trên cơ thể “rủ xuống”, coi chừng dương khí cạn

Google News

Bằng cách quan sát, lắng nghe cơ thể, chúng ta có thể nhận thấy dấu hiệu dương khí suy giảm. Theo đó, cơ thể có hai vị trí này “rủ xuống” chứng tỏ dương khí tiêu hao.

Trung Y quan niệm “dương khí” trong cơ thể giống như nhiệt năng. Các cơ quan muốn hoạt động bình thường phải dựa vào sự vận động của dương khí. Một khi dương khí tiêu hao, cơ quan nội tạng sẽ gặp vấn đề. Cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh” miêu tả dương khí được mô tả giống như mặt trời.
Cụ thể, sách viết: “Mối quan hệ giữa dương khí và cơ thể người, giống như quan hệ giữa ban ngày và mặt trời, một khi hao tổn dương khí, thọ mệnh giảm đi mà không biết”. Câu này có thể hiểu, dương khí vượng giúp kéo dài tuổi thọ, tiêu hao dương khí khiến tuổi thọ bị rút ngắn.
Bên cạnh đề cập vai trò của dương khí với sức khỏe, Trung y còn chỉ ra dấu hiệu dương khí suy giảm. Theo đó, cơ thể có hai vị trí này “rủ xuống” chứng tỏ dương khí tiêu hao.
Hai noi tren co the “ru xuong”, coi chung duong khi can
 Ảnh minh họa: ABLW
1. Cúi đầu. Về già, cơ thể lão hóa dẫn đến thể trạng yếu ớt, không hoạt bát, dẻo dai như thời trẻ. Sức khỏe suy giảm khiến cơ thể luôn trong trạng thái lờ đờ, ủ rũ, thậm chí thường xuyên buồn ngủ và ngủ gật. Thêm vào đó, người già thường bị mất ngủ, đêm thường mộng mị dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Hậu quả là ngày hôm sau, cơ thể uể oải luôn muốn ngủ bù, đầu có xu hướng chúi xuống.
2. Tay buông thõng vô thức. Quan sát người đối diện ngồi trên ghế, nếu anh ta không có cử chỉ giơ tay, cánh tay buông thõng vô thức thì chứng tỏ cơ thể người đó đang thiếu dương trầm trọng.
Thực vậy, dương khí trong cơ thể không đủ dẫn đến tốc độ lưu thông máu sẽ chậm lại. Cánh tay cũng bị ảnh hưởng mức độ nhất định. Lúc này, cánh tay dễ xuất hiện cảm giác tê bì, yếu ớt, thường trong trạng thái rũ xuống.
Để tăng cường dương khí, chúng ta nên ăn uống đúng giờ, chú trọng nuôi dưỡng tì vị. Thực vậy, ăn uống không điều độ và quá nhiều sẽ gây tổn hại dương khí, tăng gánh nặng cho tràng vị và cơ thể, dẫn tới không thể tiêu hóa và hấp thụ, làm tích tụ chất cặn bã trong cơ thể, từ đó ngăn trở hoạt động của khí huyết và kinh lạc.
Cần cải thiện chất lượng giấc ngủ. 1/3 cuộc đời của một người là dành cho giấc ngủ. Giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe. Đây là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và tự sửa chữa. Thức khuya, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan. Theo thời gian, tình trạng này khiến cơ thể suy kiệt, tiêu hao dương khí, hệ miễn dịch suy giảm.
Hai noi tren co the “ru xuong”, coi chung duong khi can-Hinh-2
 Sinh hoạt điều độ, đêm ngủ đủ giấc, ngày dậy sớm vận động sẽ tạo thế cân bằng âm dương. (Ảnh minh họa: ABLW)
Trung Y cũng quan niệm, ban ngày thuộc dương, đêm thuộc âm. Sinh hoạt điều độ, đêm ngủ đủ giấc, ngày dậy sớm vận động sẽ tạo thế cân bằng âm dương. Ngược lại, thức khuya thời gian dài sẽ khiến âm thịnh, dương suy. Một khi dương khí cạn kiệt sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tuổi thọ.
Tắm nắng hợp lý. Tắm nắng bổ khí, ngoài việc dưỡng khí, tắm nắng còn có thể xua tan tính lạnh của lá lách và dạ dày, giúp ích cho tiêu hóa. Có một số lượng lớn các tế bào miễn dịch dưới da ở phía sau cơ thể con người và các tế bào miễn dịch này có thể được kích hoạt bằng cách tắm nắng.
Tiếp xúc với ánh mặt trời có thể hỗ trợ quá trình hấp thụ và tổng hợp canxi. đồng thời cũng có thể đạt được mục đích dưỡng dương, thông kinh, điều hòa tạng phủ, xua lạnh giảm đau.
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp dương khí chính yếu của cơ thể. Vào 9-10h sáng là thời điểm tốt nhất để phơi nắng. Lúc này ánh mặt trời mạnh vừa phải và chất lượng không khí cũng hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe

Nguồn video: THĐT

Định Tâm (Theo ABLW)