Dưới đây là 4 tác hại của việc hát karaoke sau khi nhậu, theo nhận định của Thạc sĩ - Bác sĩ Trương Hồng Sơn:
Theo nghiên cứu của viện Paster Thành phố Hồ Chí Minh, trên các loại micro ở phòng hát karaoke thường có chứa nhiều vi khuẩn và nấm. Trong đó, khuẩn Staphylococcus Aureus có khả năng xâm nhập và lây lan rất nhanh, nhất là với những người có sức đề kháng kém.
Những người da bị tổn thương, trầy xước, vi khuẩn sẽ có điều kiện thâm nhập và lan rộng gây nên tình trạng nhiễm trùng. Nếu vi khuẩn đi qua khoang miệng hoặc vòm họng thì rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra trong không khí tại phòng karaoke chứa nhiều vi khuẩn hiếm khí như Bacillus, Coccus, Sprillum… Các loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như uốn ván, sốt thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng và viêm nhiễm đường hô hấp.
TS.BS Sơn khuyến cáo đồ ăn, hoa quả ở trong phòng hát karaoke thường gọt, bổ sẵn và để trong thời gian dài có thể bị hỏng và quá hạn. Khi không may ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn nhẹ sẽ bị tiêu chảy, nặng bị ngộ độc.
Hệ tiêu hóa kém
Đi hát karaoke sau khi nhậu, dạ dày sẽ thêm áp lực khiến nóm phải phân tán, qua đó ảnh hưởng đến quá trỉnh tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể dẫn đến các chứng rối loạn tiêu hóa, thậm chí gây ra một số bệnh liên quan tới dạ dày.
Mất giọng
Sau khi ăn nhạu, cổ họng sẽ rơi vào trạng thái bị kích thích, Lúc này nếu hát karaoke, máu sẽ dồn về phần cổ họng và thanh quản. Nếu hoạt động với cường độ cao, tần suất rung lớn, các bộ phận này có thể bị viêm sưng hoặc xung huyết. Do đó, nhiều người thường rơi vào tình trạng mất tiếng sau khi kết thúc những buổi tiệc tùng, hát hò.
Suy giảm thính giác
Theo các chuyên gia nhận định, nếu thường xuyên đi hát karaoke có thể làm suy giảm chức năng thính giác. Cụ thể, khi ở trong phòng kín, tiếng ồn từ micro sau khi bị khuếch đại sẽ tạo áp lực lên màng nhĩ. Nếu tiếp xúc với môi trường có tiếng ồn lớn hơn 2 giờ, thính giác có thể suy giảm tới 8dB. Do đó, khả năng nghe và nhận biết âm thanh sẽ bị ảnh hưởng về sau.