"Các loại bụi có kích thước nhỏ, các chất hóa học hay chất kháng viêm trong bụi có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến tim mạch" - Thạc sỹ Vũ Xuân Đán - Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường TPHCM cho biết.
"Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí (gồm bụi, khí NOx, SOx, ozone...) làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong. Các bệnh do tiếp xúc với không khí ô nhiễm điển hình là các chứng bệnh hô hấp như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi... và các bệnh tim mạch...
|
Ảnh minh họa. |
Việc tiếp xúc với bụi mịn (bụi có đường kính khí động nhỏ hơn 2,5µm) và bụi phát sinh từ khí thải động cơ có tác hại lớn hơn so với bụi thông thường. Các loại bụi có kích thước nhỏ, các chất hóa học hay chất kháng viêm trong bụi có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến tim mạch.
Nguyên nhân là không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng dãn nở và co thắt của các mạnh máu. Dưới tác động của không khí ô nhiễm, của khói thuốc lá, các mạch máu bị giảm kích cỡ, cản trở lưu thông huyết mạch. Không khí ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông ở động mạch - nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim" - ông Vũ Xuân Đán cho biết.
Theo Bích Dung/KHoa Học Phát Triển