Không khí ô nhiễm, ăn gì để "làm sạch" phổi?

Google News

Làm sạch phổi hàng ngày sẽ giúp bảo vệ lá phổi khỏi bụn mịn và các tác nhân có hại có thể gây viêm phổi, ung thư và nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm.

Khong khi o nhiem, an gi de
Ăn gì để làm sạch phổi trong tình trạng không khí ô nhiễm? 
Khi nói đến phổi thì mọi người thường nghĩ ngay đến những người thường xuyên hút thuốc, nhưng giờ đây có một tác hại còn khủng khiếp hơn nhiều khói thuốc đó là không khí ô nhiễm.
Bụi mịn PM2.5 trong không khí có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên những căn bệnh chết người như: bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư.
Bụi mịn PM2.5 có kích cỡ siêu nhỏ, chỉ bằng 1/30 của sợi tóc nên được coi là sát thủ nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể, gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm nói trên.
Vậy làm sao để bảo vệ phổi cũng như làm sạch khi phổi bị tổn thương bởi khói bụi? Liệu thực phẩm có giúp chúng ta giải độc và làm sạch phổi như những thông tin trên mạng xã hội?
Câu trả lời ở đây rất tiếc là không thể. Thực phẩm gần như không có chức năng làm sạch phổi. Chúng ta thường truyền tai nhau rằng những thực phẩm tốt cho phổi gồm: củ cải, nấm rơm, măng, quả lê, đu đủ, vỏ cam, hạnh nhân...
Nhưng thực tế những thực phẩm này chỉ có thể cung cấp dinh dưỡng và nuôi dưỡng phổi, còn việc làm sạch phổi thì không.
Khong khi o nhiem, an gi de
 
Thực phẩm này ít nhiều có tác động tới phổi, nhưng nó cũng chỉ tác dụng "thoáng qua" như ly nước lọc đổ qua phổi mà thôi. Những hạt bụi siêu mịn đã xâm nhập vào bên trong phổi, gây các kích thích, oxy hóa, viêm nhiễm và gây hại cho phổi thì điều này không thể giải quyết được bằng thực phẩm.
Khong khi o nhiem, an gi de
 
Nhưng không phải hoàn toàn không có tác dụng nếu bạn sử dụng những liệu pháp ăn kiêng hợp lý, tác động của khói bụi tới phổi cũng sẽ giảm đi phần nào. Ví dụ như: Rau xanh sẫm màu, trái cây, cá giàu axit béo omega - 3, cà rốt, xoài và lá nha đam.
Nhưng tốt hơn cả, trong cuộc sống hằng ngày bạn nên tự bảo vệ bản thân trước bằng việc đeo khẩu trang thường xuyên khi ra đường, cố gắng không hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động.
Theo Trí thức xanh