Làm tàu hũ ky như 'phơi quần áo'

Google News

Tàu hũ ky hay phù trúc, váng đậu có cách làm khá độc đáo, phơi cho ráo nước, được ví như phơi quần áo.

Clip Cách làm tàu hũ ky thủ công.

Tàu hũ ky là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực châu Á, đặc biệt là khi làm các món kiểu người Hoa hay món chay. Hiện nay, tàu hũ ky được làm công nghiệp, sản xuất số lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, người ta vẫn thích tự làm "từ A đến Z" để đảm bảo vệ sinh và lựa chọn được nguyên liệu ngon.

Tuy đây là món ăn quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết chúng được tạo ra thế nào. Video ghi lại quá trình làm tàu hũ ky trên các mạng xã hội thu hút sự chú ý.

Tàu hũ ky hay váng đậu là lớp trên cùng nồi nồi sữa đậu nành, được tách riêng và phơi khô, không chỉ ngon, còn giàu dinh dưỡng. Muốn lớp váng đậu ngon, người nội trợ phải chọn được loại đậu nành chất lượng.

Đậu nành và lạc được ngâm nước qua đêm cho nở, rồi đem xay mịn với một lít nước và được lọc qua vải, chỉ lấy lại phần nước. Sau đó, người ta cho phần chất lỏng này vào nồi lớn, nấu sôi rồi hớt bọt. Công đoạn này nhỏ nhưng rất cần thiết để lớp váng được mịn, không bị lợn cợn.

Khi đun sữa trên lửa nhỏ liu riu, lớp váng đậu xuất hiện nhưng phải đợi khoảng 7-8 phút mới có được độ dày lý tưởng nhất. Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng không cố định, tùy vào dung tích của nồi và loại đậu.

Tiếp đó, người làm sẽ nhẹ nhàng dùng đũa hớt nhẹ phần váng này, giơ lên cao cho ráo nước rồi phơi lên giá inox hoặc thanh gỗ theo cách truyền thống. Bước này được ví như đang "phơi quần áo".

Lam tau hu ky nhu 'phoi quan ao'

Phơi tàu hũ ky giống như phơi quần áo.

Sau khi phơi vài tiếng, váng đậu ráo nước là có thể dùng được. Để tiếp tục chế biến, người ta đun lửa nhỏ nhằm hình thành lớp váng thứ hai rồi làm đến khi sữa cạn, mỗi lần lấy, cần khuấy đều để sữa không cháy đáy nồi.

Tàu hũ ky có thể để trong túi sạch, bảo quản khô, thoáng kéo dài thời gian sử dụng.

Theo Ngoisao.net