Loại ốc được cho cũng phải vứt, đừng tiếc kẻo mất mạng

Google News

Sau khi ăn xong bát ốc tự tay mình bắt, cô Trương bị ngộ độc và ngừng tim trong một thời gian, nguyên nhân là do độc tố quá mạnh có trong loài ốc này.

Hè đến, các món ngon từ hải sản ngày càng nhiều, tuy ngon nhưng bạn phải chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm. Vài ngày trước, một phụ nữ đến từ thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, bị ngộ độc và ngừng tim trong một thời gian sau khi ăn bát ốc, nguyên nhân là do độc tố quá mạnh có trong loài ốc này.
Theo thông tin đăng tải, cô Trương tự mình bắt được số ốc này và nấu lên ăn. Nào ngờ, chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn xong, cô Trương có triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội, tiếp đó cô Trương dần dần tê quanh miệng và lưỡi. Thấy vậy, gia đình vội vàng đưa cô Trương đến bệnh viện cấp cứu.
Loai oc duoc cho cung phai vut, dung tiec keo mat mang
  Ảnh minh hoạ.
Khi biết được cô Trương đã ăn ốc trước khi vào viện, kết hợp với các triệu chứng quan sát được, bác sĩ xác định cô Trương ngộ độc ốc. Ngay lập tức, bác sĩ cấp cứu ngay lập tức bắt đầu rửa dạ dày khẩn cấp để giảm hấp thu độc tố. Không may thay, khi rửa dạ dày, cô Trương bị giảm độ bão hòa oxy trong máu nhanh chóng, tiếp đó là ngừng tim.
Các nhân viên y tế lao vào giải cứu, sau 9 phút hô hấp nhân tạo, cô Trương được chuyển đến khu ICU để tiếp tục điều trị.
Theo các bác sĩ, những con ốc mà cô Trương ăn là ốc sên bùn Nassa. Bản thân loài ốc này không độc nhưng nó lại ăn tảo độc, có thể nói độc tính gây tử vong của nó thu được trong môi trường sinh trưởng.
Ăn nhầm loại ốc này, cơ thể sẽ bị độc tố gây tê liệt tetrodotoxin làm hại. Các phương pháp thông thường như đun nóng, ướp muối, phơi nắng cũng không thể tiêu diệt được độc tố, chỉ một lượng độc nhỏ cũng có thể gây tử vong. Đáng nói, hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu và tỷ lệ tử vong tương đối cao, thời gian ủ bệnh ngắn nhất là 5 phút và dài nhất là 4 giờ.
Nhắc nhở mọi người, trong trường hợp ăn ốc xong cảm thấy biểu hiện lạ, cần phải đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, điều trị càng sớm tỷ lệ cứu sống thành công càng cao.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc

 

Kiều Dụ (Theo SH)