Loại rau này có thể khá lạ với nhiều người: Rau nhót.
Nó còn có các tên gọi khác như rau nhót biển, rau còng còng, rau xương muối. Loại rau này có thân thảo màu hồng nhạt, mọng nước, nhỏ, nhiều nhánh, nhìn giống như cây mười giờ.
Loại rau này vốn mọc hoang ở các bãi đất nhiễm mặn - kiềm gần bờ biển, hồ tôm, đầm lầy, cánh đồng muối,...
Loại rau này vốn mọc hoang ở các bãi đất nhiễm mặn - kiềm gần bờ biển, hồ tôm, đầm lầy, cánh đồng muối,...
Chúng mọc từng đám lớn như cỏ, "ăn sương, uống khí trời" để phát triển. Hiện nay, loại rau này ở Cát Bà được coi là đặc sản, mang lại nguồn thu khá khá cho người dân, được người dân ví von là "lộc trời".
Loại rau này có khả năng kháng kiềm mạnh. Lá của nó có chứa muối, khi nghiền nát tỏa ra mùi thơm hơi chua, khi ăn có vị mặn và đắng nên không thể ăn sống.
Loại rau này có khả năng kháng kiềm mạnh.
Trong Đông y có ghi, rau nhót có vị mặn, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tích. Loại rau dại này rất giàu chất dinh dưỡng, có vị thơm ngon, có tác dụng bổ âm và làm khô phổi, làm ẩm ruột và nhuận tràng, đồng thời có thể tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Nếu bạn gặp loại rau này có thể hái hoặc mua nhiều một chút để bảo quản để ăn lâu dài.
Món ăn gợi ý: Rau nhót trộn tỏi ớt
Nguyên liệu: Rau nhót, ớt, tỏi
Cách làm:
- Chuẩn bị một nắm rau nhót lớn, cắt bỏ rễ già. Sau đó cho vào chậu lớn, thêm một ít nước và dùng tay rửa sạch. Sau khi rửa vài lần, để ráo nước và để sang một bên.
- Tiếp theo, chuẩn bị các món ăn kèm. Chuẩn bị 3 quả ớt cay, rửa sạch, cắt khúc ngắn. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Bắc nồi lên và thêm một ít nước. Sau khi nước sôi, đổ rau nhót vào và chần trong khoảng 1 phút. Không nên chần quá lâu kẻo rau bị chín quá.
- Vớt rau nhót ra, cho vào nước sôi để nguội hoặc nước tinh khiết cho nguội nhanh.
- Sau đó vớt rau ra, vắt nước bên trong.
- Bạn có thể quấn phần rau không dùng hết bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào túi, bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần. Rau bảo quản theo cách này có thể ăn cả năm.
- Lấy 1 phần rau vừa ăn, thái nhẹ thành khúc ngắn
- Tiếp theo, cho ớt cay và tỏi băm vào, đổ dầu nóng vừa đun vào, khuấy đều cho dậy mùi thơm. Sau đó thêm một thìa nước tương nhạt, nửa thìa giấm và một chút muối. Không nên cho quá nhiều muối, vì bản thân rau nhót đã có vị hơi mặn. Sau đó cho 1 thìa dầu mè để tăng mùi thơm, dùng đũa khuấy đều và thưởng thức.
- Rau nhót trộn giòn sừn sựt, mát lạnh, ngon miệng. Loại rau này có tác dụng giải nhiệt, khai vị và ăn với cơm rất phù hợp.
Chúc bạn thành công khi chế biến loại rau này!
(Công thức món ăn và ảnh: Theo Toutiao)
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
Theo Yên Nhiên/Dân Việt