Tôm là một sinh vật rất phổ biến và bổ dưỡng, các gia đình rất thích luộc tôm trong các bữa ăn, nhưng nhiều người bị mắc sai lầm này khi chế biến.
Tôm được chia làm 2 loại: tôm sông và tôm biển. So với tôm biển thì vị của tôm sông tanh hơn. Tuy nhiên, cả 2 loại này đều chứa nhiều chất đạm, khoáng chất, canxi, kali, phốt pho,… có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người.
Để luộc tôm ngon phải làm sạch tôm. Ảnh minh họa Pixabay
Cách chế biến tôm cũng rất đa dạng, đơn giản nhất là món tôm hấp hoặc luộc tôm. Nghe đơn giản nhưng nhiều người cũng gặp phải khó khăn không nhỏ khi làm món này. Vì họ nhận thấy tôm nấu chín có mùi tanh nồng, thịt cũng rất cứng.
Chúng ta cùng tìm hiểu mẹo luộc tôm đúng cách
Trước hết, chúng ta cần làm sạch tôm. Mọi người thường rửa tôm với nước lạnh, nhưng cách làm này không chính xác. Bạn nên dùng nước ấm khoảng 37 độ, cho một ít muối ăn vào rửa cùng. Sau đó, rút hết chỉ tôm ra.
Khi luộc tôm nhớ không cho thêm rượu nấu ăn. Ảnh minh họa Pixabay
Sau khi rút chỉ tôm hãy rửa sạch đầu tôm. Trong đầu tôm có chứa nhiều kim loại nặng và các chất cặn bã của chính nó. Vì vậy, bộ phận này rất "bẩn", nên ngâm trong nước muối 20 phút.
Sau đó, đến bước quan trọng nhất là đun một nồi nước cho đến khi sôi. Khi nước sôi thì cho tôm vào nấu cùng. Khi luộc tôm nhớ không cho thêm rượu nấu ăn.
Vì vậy, cách chính xác khi luộc tôm là thêm muối và gừng là được. Ảnh minh họa Pixabay
Tuy rượu nấu ăn có tác dụng khử tanh và cải thiện hương vị nhưng nó sẽ phá hủy cấu trúc protein trong thịt tôm, dẫn đến mùi vị rất tanh và chất lượng thịt rất cứng.
Vì vậy, cách chính xác khi luộc tôm là thêm muối và gừng là được.
Luộc tôm cho đến khi tôm chuyển sang màu đỏ như trong hình là tôm đã sẵn sàng cho ra đĩa. Lúc này, bạn có thể vắt thêm một lượng nước cốt chanh để tăng hương vị, đồng thời có tác dụng bồi bổ dạ dày và tiêu hóa thức ăn.
Theo Thùy Trang/Báo Giao thông