Người đàn ông đi viện khám vì sốt và ho, bác sĩ sốc khi thấy điều này

Google News

Hình ảnh phim chụp X quang gan của người đàn ông có vô số ký sinh trùng, thủ phạm gây bệnh là món ăn hàng triệu người thích.

Theo Ettoday đưa tin, một người đàn ông tên Lâm, 30 tuổi đến từ Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc đột nhiên bị ho và có đờm. Bệnh của anh Lâm ngày càng xấu đi khi anh bị sốt hơn 39 độ C và tình trạng ho dai dẳng kéo dài trong khoảng 10 ngày. Mặc dù anh Lâm đã tự điều trị bằng cách uống một số loại thuốc thông thường và điều chỉnh chế độ ăn uống, nhưng tình trạng bệnh vẫn không chuyển biến tốt.
 Anh Lâm đến viện khám vì ho suốt 10 ngày không khỏi.
Vì lo lắng nên anh Lâm đã quyết định đến Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Phúc Châu để kiểm tra. Bác sĩ đã thực hiện một số xét nghiệm và chụp X quang cho anh Lâm, kết quả khiến các bác sĩ vô cùng sốc. Trên hình ảnh X quang cho thấy gan của anh Lâm chứa rất nhiều ký sinh trùng và cuối cùng anh được chẩn đoán là mắc bệnh sán lá gan.
Bác sĩ cho biết anh Lâm bị nhiễm sán lá gan, còn được gọi là Clonorchis sinensis, một loại giun ký sinh. Tình trạng nhiễm trùng sán lá gan ở người thường xảy ra sau khi ăn cá hoặc rau cải xoong nước ngọt bị ô nhiễm hoặc nấu chưa chín. Những ký sinh trùng này có vòng đời rất dài, một khi chúng đến tuổi trưởng thành sẽ sống 20-30 năm bên trong vật chủ.
Ký sinh trùng này là sán người phổ biến nhất ở châu Á và vẫn đang lây truyền tích cực ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Nga. Các triệu chứng của nhiễm sán lá gan thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường như đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ được biết, hóa ra anh Lâm rất thích ăn sashimi nước ngọt và tôm. Anh Lâm cho rằng, ăn những loại thực phẩm này khi sống mới có thể cảm nhận được độ tươi ngon của hải sản. Hơn nữa, chỉ cần cho mù tạt vào hải sản sống có thể giúp tiêu diệt bất kỳ loại ký sinh trùng nào ký sinh trên thực phẩm và anh đã ăn theo cách này được 3 năm.
Hình ảnh sán lá gan. 
Bác sĩ cho biết, bệnh nhiễm sán lá gan nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, không bị tái nhiễm thì sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: xơ gan, ung thư gan, ung thư đường mật.
Cần xác định bệnh sán lá gan nếu đang sinh sống hoặc đã từng sinh sống ở những vùng có nhiều người bị nhiễm sán lá gan; có các biểu hiện nghi ngờ như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, vàng da, dị ứng,... Khi có các biểu hiện nghi ngờ kể trên cần đến chuyên khoa Nội-truyền nhiễm để được chẩn đoán bệnh kịp thời. Việc chẩn đoán có thể được xác định bằng xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm bụng...
Để phòng ngừa nhiễm sán lá gan cần: 
- Bỏ thói quen ăn tái, ăn sống các loại thực phẩm nhất là các loại rau sống dưới nước như rau muống, rau cải xoong, sen, súng,...
- Có ý thức vệ sinh chung, không phóng uế bừa bãi, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Người có triệu chứng nghi ngờ phải được khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh kéo dài gây nguy hiểm cho bản thân và tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
 
Theo Hà Vũ /Khám phá