Chị Ngô (30 tuổi, Trung Quốc) đi khám bệnh phát hiện có nhân tuyến giáp (u tuyến giáp có nhân). Ban đầu chị tưởng không có gì ảnh hưởng lớn tuy nhiên 3 năm sau chị phải mổ để cắt bỏ bướu. Trước đó, chị phát hiện thấy tiếng bị khàn một cách bất thường, cổ dày và to hơn.
Lúc này, chị Ngô vội đến bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết nhân tuyến giáp của chị đã chèn ép vào dây thanh quản, nếu tiếp tục để nó lan rộng sẽ ảnh hưởng đến hộ hô hấp. Phẫu thuật cắt bỏ nhân giáp là lựa chọn tốt nhất.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân gây ra tình trạng nhân tuyến giáp của bệnh nhân phát triển nhanh như vậy là do chị thích ăn tảo bẹ. Chị thường làm các món từ tảo bẹ như tảo bẹ cắt nhỏ, tảo bẹ om đậu phụ... Ngoài ra, chị Ngô cũng có thói quen ăn đậm vị, thức ăn thường cho nhiều dầu và muối.
Tảo bẹ có chứa nhiều i-ốt. Đây là nguyên liệu cần thiết cho thyroxine - dạng chính của hormone tuyến giáp. Nếu nạp quá nhiều i-ốt, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều thyroxine. Khi đó, chức năng tuyến giáp sẽ không còn giữ ở trạng thái ổn định mà hoạt động nhiệt hơn. Do đó, bác sĩ nhắc nhở rằng dủ tảo bẹ là một món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên tiêu thụ với số lượng lớn và quá thường xuyên.
3 thực phẩm khác cũng có thể làm ảnh hưởng tới tuyến giáp
Thức ăn để qua đêm
Việc cất thức ăn thừa của bữa tối hôm trước và để dùng vào các bữa sau không hề xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều, thức ăn bảo quản càng lâu, khả năng sinh ra nitrit càng nhiều. Đây là một chất không tốt cho sức khỏe, tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các khối u trong cơ thể.
Các món cay, kích thích quá mạnh
Những món ăn cay, có gia vị mạnh giúp kích thích vị giác. Tuy nhiên, những gia vị như húng lìu, hạt tiêu, ớt, hẹ... có tính kích ứng mạnh và không tốt cho tuyến giáp nếu ăn quá nhiều.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ không hề có lợi cho sức khỏe. Chúng cung cấp nhiều calo, khiến bạn béo lên, dễ mất cân bằng hệ thống nội tiết và ảnh hưởng tới sức khỏe tuyến giáp.
Theo Thanh Huyền/ Khoevadep