Nhớ lời bác sĩ khuyên thế này ăn nội tạng thoải mái chẳng lo bệnh tật

Google News

Nội tạng là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích, biết ăn đúng cách thì bạn không bao giờ bị bệnh tật.

Kiểm soát số lần ăn nội tạng
Người khỏe mạnh nếu ăn nội tạng động vật với một lượng phù hợp sẽ rất có lợi ích cho cơ thể, nhưng phải kiểm soát số lượng. Bạn có thể ăn 1 hoặc 2 lần/tuần.
Gan động vật có thể làm giảm thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời ngăn ngừa chứng quáng gà (mù vào ban đêm) và hội chứng khô mắt. Gan gà hoặc gan vịt có thể được làm thành các món cháo, luộc hoặc xào.
Gan lợn cũng có thể xào, nấu cháo, làm pate hoặc các món khác. Gan cũng có thể là món ăn thích hợp cho trẻ nhỏ với số lượng ít.
Phải chế biến chín kỹ, không ăn tái sống (chưa chín hẳn)
Nho loi bac si khuyen the nay an noi tang thoai mai chang lo benh tat
 
Nội tạng động vật rất tốt nhưng lại có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và các chất độc dư thừa tích tụ lâu ngày. Hãy chắc chắn rằng bạn phải chế biến món ăn kỹ lưỡng trước khi ăn. Tuyệt đối không được ăn nội tạng chưa nấu chín.
Chức năng chính của gan là để loại bỏ độc tố, nhưng chính vì chức năng này mà gan cũng là bộ phận phải chứa được một số lượng lớn các chất độc tích tụ. Nếu không nấu chín hoàn toàn, bạn có thể sẽ ăn phải rất nhiều độc tố, làm tăng nguy cơ phát triển các căn bệnh nguy hiểm sau khi ăn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên quá chiều chuộng khẩu vị của mình, thèm ăn là ăn mà không biết kiểm soát cẩn thận có thể sẽ gây hại rất lớn. Đó cũng là điều khiến nhiều ý kiến trái chiều về nội tạng.
Hãy luôn nhớ chế biến các món nội tạng chín kỹ, ăn nóng ấm là tốt nhất.
Chọn nguyên liệu tươi mới, tránh nội tạng cũ hỏng, ôi thiu
Trong thực tế, các cơ quan nội tạng của động vật sẽ không tốt như vậy, nếu chúng không được lấy ra từ những động vật khỏe mạnh.
Những loại nội tạng từ động vật mắc bệnh hoặc không còn tươi, có thể sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không được nấu chín hoàn toàn có thể khiến nhiều vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy, trong việc lựa chọn các bộ phận động vật, bạn phải chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tươi mới, từ động vật khỏe mạnh. Nếu bạn không chắc chắn về nguồn thực phẩm, tốt nhất là hạn chế ăn.
Nên chế biến kết hợp với các thực phẩm khác
Một trong những cách ăn quan trọng nhất đối với nội tạng động vật chính là nấu trộn với các thực phẩm khác.
Việc sử dụng các thành phần khác khi ăn nội tạng động vật để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cân bằng hơn sau khi ăn. Ví dụ như bạn có thể chế biến nội tạng với tỏi tây, bắp cải hoặc cần tây, có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào cơ thể, đồng thời có thể khiến các thực phẩm tiếp tục bổ sung cho nhau về dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe .
Cách chọn nội tạng heo ngon, sạch:
Gan heo
Khi mua nên chọn gan của gia súc khỏe mạnh, chất lượng tốt. Chọn gan có màu đỏ tía sẫm, hoặc ngả sang màu tím, bề mặt nhẵn bóng, sờ thấy mềm và mịn, ấn tay vào lún xuống in dấu tay. Gan heo bệnh thường chuyển sắc dần sang màu gạch, vàng hay trắng, thường lẫn bùn, nhũn, có mùi hắc khó chịu.
Tim heo
Tim heo tươi thường có màu đỏ sẫm, bên ngoài nhẵn bóng, mềm mại. Khi sờ vào phải có tính đàn hồi. Dùng tay ấn vào quả tim sẽ tiết chất dịch huyết hồng tươi, không có dịch nhầy và mùi lạ.
Thận (bầu dục)
Chọn thận của những con heo khỏe có mầu đỏ tươi hoặc mầu hồng ngả sang tím, mặt ngoài nhẵn bóng mềm mại. Ngược lại nếu thận (bầu dục) lợn có hình hạt đậu, còn bầu dục bò đặc biệt có nhiều múi, nếu có bệnh thì thường tụ máu mầu đỏ sẫm hay tím nhạt.
Lòng heo
Lòng heo có màu hồng nhạt, bên ngoài có một màng mỏng, sáng bóng, có độ chắc và tính đàn hồi, không biến sắc cũng như không có mùi lạ. Lòng heo nếu chọn không kỹ sẽ có vị đắng, do đó bạn nên chọn mua loại bé, ống ruột căng tròn. Đoạn lòng có đường kính lớn, dẹp, mỏng, đôi khi xuất hiện chất dịch vàng thường rất dai và đắng.
Theo Khoevadep