Những bài thuốc chữa bệnh từ thịt thỏ vô cùng tốt

Google News

(Kiến Thức) - Thịt thỏ được coi là loại thịt “trắng” nạc như thịt gà, được chế biến nhiều món ngon miệng và sau đây là những bài thuốc chữa bệnh từ thịt thỏ vô cùng tốt.

Nhung bai thuoc chua benh tu thit tho vo cung tot
 
Thỏ có tên khoa học là Leporida. Thịt thỏ là loại tương đối giàu dinh dưỡng, biết chế biến sử dụng vừa là món ăn ngon, lại có thể chữa trị một số bệnh hiệu quả. 
Theo y học cổ truyền, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát, dạ dày nóng gây nôn, đái ra máu. Tính thành phần dinh dưỡng, thịt thỏ chứa 38,4% nước, 11,8% protit, 4,4% lipit, 11,6mg% canxi, 123,2mg% phốt pho, 0,9mg% sắt, 4,2mg% vitamin PP. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ thịt thỏ vô cùng tốt:
Thịt thỏ chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ hầm nhừ với táo tầu, nếu hầm cách thủy được thì càng tốt, ăn cả cái lẫn nước, tuần vài lần.
Thịt thỏ chữa tiểu đường: Thịt thỏ hầm với một số vị thuốc Nam như thục địa, đương quy, xuyên khung, xích thược, hoàng kỳ, gia vị vừa đủ ăn tuần vài lần cho tác dụng.
Chữa mắt mờ, có màng mộng, đau mắt: Gan thỏ luộc ăn lần 15 - 20g, tuần 1 - 2 lần.
Chữa gân xương nhức mỏi: Xương thỏ 1 con, sao vàng sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống.
Tốt cho phụ nữ mang thai: Hàm lượng phốt pho và canxi trong thịt thỏ tương đối cao. Đây là chất giúp phát triển hệ xương và hệ thần kinh cho bào thai nên phụ nữ mang thai có thể bổ sung thịt thỏ rất tốt.
Tốt cho người huyết áp, tim mạch: Nhiều người mắc huyết áp, tim mạch cứ nghĩ rằng thỏ rất nhiều thịt nên không dám sử dụng. Tuy nhiên, thịt thỏ có hàm lượng đạm cao nhưng ít chất béo và cholesterol nên là món ăn tốt với người mắc các chứng bệnh này.
Cải thiện chứng thiếu máu: Hàm lượng 
vitamin B12 cao có trong thịt thỏ, rất cần thiết cho người thiếu máu và bồi bổ hệ thần kinh. Lượng sắt, dưới dạng heme dễ hấp thu và các vitamin nhóm B tương đối cao giúp thịt trở thành thích hợp với người cao niên và phụ nữ sau khi sinh. Tuy nhiên, lượng purin khá cao, nên người bệnh gút cần hạn chế sử dụng.
TS Lê Thị Thanh Nhạn (Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam)