Những “cấm kỵ” khi tắm, tránh ngay kẻo rước họa

Google News

Dù tắm là việc làm cần thiết để giữ vệ sinh cá nhân, tuy nhiên khi tắm vào mùa đông bạn cũng cần lưu ý những điều này.

Không tắm khi quá no hoặc quá đói: Sau khi dùng bữa, tốt nhất bạn nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng đồng hồ để hệ tiêu hóa làm việc, đừng tắm ngay. Lý do là khi vừa ăn xong, dạ dày sẽ bắt đầu hoạt động mạnh, phần lớn lượng máu tập trung ở dạ dày và lượng máu ở các cơ quan khác giảm đi.

Nếu đi tắm, máu sẽ được điều đến da để ổn định nhiệt độ, điều này sẽ gây thiếu máu ở dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bao tử.

Ngoài ra quá trình tắm cũng tiêu tốn năng lượng nên tắm khi bụng trống rỗng có thể gây hạ đường huyết, dễ bị chóng mặt, chân tay thiếu lực, thậm chí bị ngất xỉu. Do đó nên tắm trước khi ăn cơm 1 tiếng hoặc sau khi dùng bữa 1-2 tiếng.

Không tắm bằng nước quá nóng hay quá lạnh: Mùa đông, thậm chí vào mùa hè nóng nực nhiều người vẫn giữ thói quen tắm trong nước có nhiệt độ khá cao để thư giãn cơ bắp, giảm bớt căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, nhiệt độ mà làn da chịu được dao động trong khoảng 35 - 40 độ C. Nhiệt độ nước tắm quá cao vừa gây bỏng rát, khó chịu vừa khiến các mạch máu mở rộng, ảnh hưởng đến chức năng cung cấp máu của não và tim, gây khó thở và dễ ngất xỉu.

Ngược lại nếu nước tắm quá lạnh, các mạch máu sẽ bị co lại, không những không giúp cơ thể thư giãn mà còn khiến chúng ta khó chịu hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nước có nhiệt độ 40 độ C giúp loại bỏ mệt mỏi tốt nhất. Vào mùa hè nhiệt độ nước tắm thấp nhất cũng nên là 35 độ C.

Nhung “cam ky” khi tam, tranh ngay keo ruoc hoa

Ảnh minh họa.

Không tắm ngay sau khi tập thể dục: Sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, mồ hôi ra nhiều khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Đó là lý do chúng ta thường bước ngay vào phòng tắm và xối nước nhưng điều này không tốt một chút nào. Đi tắm lúc này sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ và da, các cơ quan khác không được cung cấp máu đầy đủ dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu tim, não cục bộ dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Hơn nữa, hơi thở không ổn định sau khi tập thể dục lại vào phòng tắm, nơi không khí lưu thông kém, não rất dễ bị thiếu oxy, có thể xuất hiện tình trạng choáng váng, ngất xỉu.

Nếu tắm bằng nước lạnh còn nguy hiểm hơn. Thời điểm vừa kết thúc tập luyện, cơ thể vẫn đang trong chế độ tăng cường trao đổi chất, các mô mạch co giãn, mồ hôi đổ nhiều. Tắm nước lạnh sẽ làm mất cân bằng cơ thể; bởi cơ thể chưa kịp sản sinh lượng nhiệt phân bố khắp người để đáp ứng lại nhiệt độ thấp từ bên ngoài khiến bạn dễ bị cảm lạnh, thậm chí đột quỵ.

Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi tập thể dục nên nghỉ ngơi từ 30 đến 60 phút để cơ thể ổn định trở lại, mồ hôi khô hết, nhịp tim và hơi thở điều hòa sau đó mới tắm.

Không nên tắm quá lâu: Có người thích ngâm mình trong bồn tắm hàng tiếng đồng hồ nhưng thời gian tắm quá dài dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, mệt mỏi, thậm chí dẫn đến tim bị thiếu máu, thiếu khí.

Trong một số trường hợp có thể gây co thắt động mạch vành, huyết khối, nghiêm trọng hơn là gây loạn nhịp tim và tử vong đột ngột. Ngoài ra, tắm lâu còn khiến lượng máu cung cấp cho não giảm, dễ gây ra thiếu máu não và phát sinh tai nạn ngoài ý muốn.

Không nên tắm khuya: Tắm muộn làm tăng nguy cơ trúng gió hoặc nhiễm lạnh vì khi đó các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm. Với những người huyết áp thấp, tắm khuya gây thiếu máu não nghiêm trọng, đây là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ và tử vong. Cũng không được để tóc ướt và đi ngủ luôn vì nó có thể gây ra hiện tượng đau đầu, cảm lạnh.

Không tắm khi cơ thể mệt mỏi: Nhiều người sai lầm khi cho rằng tắm khi mệt mỏi sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo. Thực chất khi cơ thể không khỏe khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh. Nếu tắm lúc này có thể khiến bạn mệt mỏi hơn, dễ bị cảm lạnh, choáng váng, thậm chí tử vong. Nếu muốn bạn chỉ nên lau qua người, khi sức khỏe ổn định rồi mới tắm.

Theo Quốc Tiệp/Người Đưa Tin