Những điều bố mẹ cần làm khi trẻ bị sốt

Google News

Nắm vững những điều nên và không nên làm gì khi trẻ bị sốt, bố mẹ sẽ chăm con tốt hơn.

Sốt là vấn đề hầu như ai cũng phải trải qua, đặc biệt là trẻ nhỏ. Với hệ miễn dịch và kháng thể chưa hoàn thiện, trẻ rất hay bị sốt khi thời tiết thay đổi, do vi khuẩn, virus tấn công… Khi thấy con có các dấu hiệu sốt, bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh để biết mình phải làm gì giúp trẻ hạ sốt và trở lại bình thường.
Bạn có thể đo thân nhiệt cho bé ở miệng, nách hoặc hậu môn. Đối với trẻ nhỏ, nhiệt độ hậu môn là chính xác nhất. Nếu con từ 4 tuổi trở lên, bạn có thể đặt nhiệt kế ở miệng. Khi đo nhiệt độ ở nách, hãy cộng thêm 1 độ C để có chỉ số chính xác.
Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại nhiễm trùng, trẻ sẽ đỡ sốt sau 3 ngày. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao, bé thường khó ăn uống và nghỉ ngơi, dẫn đến việc trẻ lâu khỏi bệnh hơn. Do đó, nếu tình trạng sốt không ảnh hưởng đến hành vi của bé, bạn không cần phải làm gì để hạ nhiệt.
Nhung dieu bo me can lam khi tre bi sot
Bố mẹ chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh. Ảnh: Immediateclinic. 
Những điều bố mẹ nên làm khi bé bị sốt
Acetaminophen có thể giúp hạ nhiệt cho bé. Nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi, liều lượng sẽ được kê trên bao bì. Với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Một lựa chọn tốt khác là ibuprofen, nhưng thuốc chỉ phù hợp nếu bé trên 6 tháng tuổi.
Có nhiều điều bạn có thể làm để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn. Đặt khăn hoặc gạc mát lên đầu và giữ nhiệt độ phòng ở mức vừa phải - không quá nóng và không quá lạnh. Mặc cho bé quần áo nhẹ và chỉ cần đắp một chiếc chăn mỏng.
Những điều bố mẹ không nên làm
Không bao giờ được cho bé uống aspirin vì nó có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng, gọi là hội chứng Reye, gây sưng phù ở gan và não.
Bố mẹ nên tránh dùng thuốc cúm và thuốc cảm lạnh ở trẻ nhỏ hơn 4 tuổi. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, trẻ dưới 2 tuổi không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm trị ho hay cảm lạnh nào có chứa chất thông mũi hoặc thuốc kháng histamine. Ngay cả trẻ trên 2 tuổi cũng cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này.
Đặc biệt, không nên sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau. Và đừng tự ý dùng thuốc ở những lần bệnh trước của trẻ mà không có sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa.
Không dùng nước lạnh hoặc lau mát trẻ bằng cồn vì chúng có thể càng làm tăng nhiệt độ của bé. Ngay cả khi con bạn có cảm giác ớn lạnh, tuyệt đối không được quấn bé bằng chăn hoặc mặc quần áo dày.
Khi nào bạn nên đưa con đến bác sĩ?
Thông thường, bạn không cần phải đưa trẻ đến bác sĩ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, sốt có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Hãy đưa con đến bác sĩ nhi khoa nếu bé có những biểu hiện sau:
- Sốt từ 40 độ C trở lên (hoặc sốt từ 38 độ C trở lên nếu bé dưới 3 tháng tuổi)
- Sốt kéo dài hơn 72 giờ (hoặc hơn 24 giờ nếu bé dưới 2 tuổi)
- Sốt kèm với những triệu chứng như cứng cổ, đau họng nhiều, đau tai, phát ban hoặc đau đầu dữ dội
- Bị co giật
- Bé rất mệt, ốm yếu, buồn bã, không thích chơi đùa.
Sức khỏe cho trẻ đặc biệt quan trọng, nhất là trong những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy, phụ huynh nên lựa chọn cho trẻ chế độ dinh dưỡng, những sản phẩm tốt nhất ngay cả khi khỏe mạnh. Một trong những địa chỉ mua sắm quen thuộc của các mẹ có con nhỏ hiện nay là Tiki - sàn thương mại điện tử cung cấp đa dạng sản phẩm theo từng quá trình phát triển của mẹ và bé gồm mẹ bầu, mẹ và bé sơ sinh, mẹ và bé từ 1-3 tuổi, mẹ và bé từ 3 tuổi trở lên.
Theo Phương Mai/ Zing