1. Cách ăn sầu riêng không bị nóng
Ăn sầu riêng tránh bị nóng, ngoài việc ăn ít, có một cách đó là ăn cùng với măng cụt. Bởi vì măng cụt có tính mát có thể làm hạ nhiệt. Phương pháp ăn tốt cho sức khỏe khi ăn sầu riêng trong mùa hè, có thể cho sầu riêng vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó rã đông trước khi ăn, đợi đến khi sầu riêng mềm thì có thể ăn, sầu riêng vừa ngọt, mềm, hơn nữa hương vị cũng dễ chịu hơn.
Để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng cũng như trung hòa "tính nóng" của trái sầu riêng, bạn cần ăn sầu riêng đúng cách, khi ăn nên kết hợp cùng các loại quả mang tính hàn như măng cụt, dứa, thanh long...
2. Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Sầu riêng không thể ăn với rượu
Bởi vì rượu và sầu riêng đều thuộc sản phẩm nóng, nếu bệnh nhân tiểu đường ăn 2 thứ này cùng nhau, sẽ dấn đến tắc nghẽn mạch máu, nghiêm trọng hơn là đột quỵ, do đó không nên ăn sầu riêng khi đang uống rượu.
Người có thể chất nóng, đau họng, ho, cảm mạo, những người có khí quản nhạy cảm, ăn sầu riêng sẽ làm cho tình trạng tồi tệ thêm, không tốt cho sức khỏe, do đó những trường hợp trên không phù hợp ăn sầu riêng.
Đối tượng không nên ăn sầu riêng
Người mắc bệnh thận và bệnh tim nên ăn ít, bởi sầu riêng chứa nhiều kali, càng làm tăng thêm tình trạng của bệnh.
Bệnh nhân mắc bệnh ngoài da và viêm thanh quản không nên ăn sầu riêng, ăn uống sẽ dẫn đến tình trạng nặng thêm.
Phụ nữ có thai hoặc người có huyết áp cao không nên ăn sầu riêng vì nó nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Ngoài ra, những người hay nổi mụn, tiểu vàng; người bệnh đường trong máu cao cũng không nên ăn nhiều.
Theo Mộc/khoevadep