Những đối tượng cần tuyệt đối kiêng ăn lòng lợn

Google News

Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn món lòng lợn. Trường hợp ốm đau, mệt mỏi, nên kiêng ăn hoàn toàn.

1. Những đối tượng tuyệt đối không được ăn lòng lợn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lòng lợn không phù hợp với rất nhiều người. Đối với một số người khỏe mạnh thỉnh thoảng ăn lòng lợn thì không sao, nhưng với những người mắc bệnh mãn tính như gout, tim mạch, máu nhiễm mỡ… nếu lạm dụng món ăn sẽ tạo đà cho bệnh bùng phát.
Nhung doi tuong can tuyet doi kieng an long lon
 
Theo đó, lượng sử dụng nội tạng động vật phù hợp với mỗi người. Người trưởng thành chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70 g một lần), trẻ em ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50 g mỗi lần). Người già, người thừa cân, béo phì, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật.
Ngoài ra, những người có đường tiêu hóa kém, khi ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hoặc bị ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến, có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
2. Những "tác dụng phụ" của lòng lợn bạn phải biết trước khi quá muộn
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn
Theo nhiều nghiên cứu trước đó, lòng lợn và các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày... có hàm lượng calo.
Ai cũng biết, lòng lợn tuy là món ăn rất đưa miệng và giàu giá trị dinh dưỡng nhưng lại rất dễ bị nhiễm bẩn.
Do đó, khi ăn chúng, nếu không được làm sạch sẽ và ăn chín, thực phẩm này rất dễ dàng trở thành một ổ vi khuẩn gây nên các bệnh như viêm gan, thương hàn, kiết lị, bệnh tả…
Lý do vì, trong lòng lợn còn có nhiều ký sinh trùng gây hại sức khỏe như giun, sán... Nếu ăn lòng lợn chưa được nấu chín kỹ, những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho bạn.
Tăng nguy cơ bệnh nan y
Lòng lợn là món ăn giàu đạm rất bổ dưỡng nhưng đồng thời chúng cũng chứa nhiều cholesterol xấu, acid uric...
Nếu ăn lòng lợn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ các căn bệnh nan y như bệnh gút, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao... Chúng thực sự sẽ khiến người mắc bệnh gout, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao tiến triển xấu thêm.
Nguy hiểm khi ăn phải hóa chất
Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều nội tạng không rõ nguồn gốc bao hàm cả lòng lợn.
Khi ăn phải loại lòng lợn không có nguồn gốc rõ ràng, bạn phải đối mặt với nguy cơ ăn phải lòng lợn đã phân hủy dùng hóa chất tẩy rửa, hóa chất bảo quản.
Nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn
Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng ... chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Được biết, hiện nay có nhiều bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và thậm chí nặng hơn có thể tử vong.
Theo Ngọc Ngọc/Khoevadep