Bệnh tiểu đường
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo các chuyên gia dinh dưỡng những người có bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn.
Người đang sốt
Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
|
Ảnh minh họa: Internet |
Người mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Canada) cho thấy rằng, những người có tiền sử bệnh tim mạch nếu thường xuyên ăn nhiều hơn 3 quả trứng/tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên, thu hẹp không gian bên trong động mạch, khiến máu chảy qua khó khăn hơn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành.
Người mắc bệnh sỏi mật
Trứng gà là thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, do sự kích thích của viên sỏi lâu ngày trong túi mật, chức năng co bóp của túi mật của người bệnh sẽ yếu dần, nếu người bệnh dùng thức ăn có hàm lượng đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã bị bệnh phải làm việc quá tải, từ đó sinh ra các triệu chứng lâm sàng như: gây đau đớn, nôn mửa.
Người bị tiêu chảy
Ngoài ra, người bị tiêu chảy cũng cần kiêng kỵ trứng vì đây thực phẩm giàu đạm và chất béo, người bệnh ăn vào sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Người bị bệnh gan
Trứng vịt và lòng đỏ trứng gà là thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao.
Theo phân tích, trong 100g trứng vịt có chứa 14,7g mỡ, còn chất protein chỉ có 13g, lượng cholesterol là 634mg, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng cao tới 1522mg.
Chúng đều tiến hành trao đổi chất trong gan, kết quả càng tăng thêm gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc khôi phục chức năng của gan, vì vậy người viêm gan và gan nhiễm mỡ không nên ăn.
Người cơ địa dị ứng
Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.
Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Lưu ý khi ăn trứng
- Chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ: Trứng gà, trứng vịt hay trứng cút đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kỹ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua…) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kỹ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng như vi khuẩn salmonella.
- Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng: Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
- Không nên cho bột ngọt vào trứng: Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm vì ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
*)Title do Kiến Thức biên tập lại
Theo Hòa Thuận/Tiền Phong