Về góc độ dinh dưỡng, thịt trâu có giá trị dinh dưỡng tương đương như thịt bò, thậm chí về thịt trâu còn tốt cho sức khỏe hơn thịt bò.
Lý do là thịt trâu có hàm lượng chất sắt cao hơn, đồng thời lại ít mỡ hơn thịt bò. Trong thịt trâu chỉ có 1,6 - 5,6% mỡ so với thịt bò là 10 - 22%.
Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn với 85g thịt trâu gồm 160 calo, 26g protein, 5g tổng chất béo, 2g chất béo bão hòa, 49mg cholestrerol.
Bên cạnh đó, loại thịt này còn chứa hàm lượng đáng kể vitamin, chất khoáng có ích cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bị các bệnh dưới đây không nên ăn thịt trâu.
Bà bầu không nên ăn thịt trâu:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cùng với thịt chó, ba ba, thịt trâu thuộc nhóm thực phẩm bà bầu cần hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn.
Bởi thịt trâu có thể gây nên tình trạng đầy bụng, ợ nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe bà bầu. Trong thịt trâu cũng có chứa hàm lượng lớn chất đạm, nếu bà bầu ăn thịt trâu quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gút.
Những người bị bệnh mỡ máu, huyết áp cao, các bệnh về chuyển hóa:
Những người này tuyệt đối không nên ăn thịt trâu. Vì trong thịt trâu chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh này.
Người bị sỏi thận:
Ngoài hạn chế ăn thịt gia cầm, cũng cần hạn chế thịt trâu, bò. Bởi hai loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi.
Những người bị bệnh u xơ cổ tử cung:
Không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò. Trong thịt đỏ có những kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
Người bị bệnh viêm khớp:
Tuyệt đối không ăn thịt trâu, bò, bởi khi cơ thể tiêu hóa lượng thịt đã ăn sẽ sản xuất ra rất nhiều axit và các axit cần khoáng chất canxi để trung hòa.
Nếu cơ thể không được bổ sung lượng canxi cần thiết, nó sẽ tự rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương, và sẽ sinh thêm chứng loãng xương.
*Title do Kiến Thức biên tập lại
Theo N.T/ Lao Động