Cà tím là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và giàu vitamin B, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, với sắc tố màu tím sẫm, cà tím còn được biết đến là nguồn thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào, và phòng ngừa, chữa được nhiều căn bệnh khác nhau.
|
Ảnh minh họa. |
Phòng ngừa ung thư
Cà tím có tác dụng đặc biệt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng vì cà tím chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Chất xơ trong cà tím khi di chuyển qua đường tiêu hóa, có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư khác vì nó còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bạn nên ăn cà tím nguyên cả vỏ vì các nghiên cứu cho thấy, lớp vỏ cà tím chứa nhiều chất xơ hơn cả ruột.
Cà tím tốt cho bệnh tim mạch
Cà tím là loại rau củ có lượng vitamin P kỷ lục. Mỗi 1000g cà tím có chứa 7200mg vitaminh P. Đây là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu và giảm bớt lượng cholesterol.
Lượng vitamin P trong cà tím có thể giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn cà tím là một trong những biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu.
Cà tím tốt cho hệ tiêu hóa
Trong cà tím có một lượng dinh dưỡng cao, phơi khô cà tím dùng làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày, cà tím hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày và chữa đau bụng do tiêu hóa.
Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư, theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Ngoài ra, cà tím cũng có tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận. Các nghiên cứu trên những động vật cho thấy, nước ép cà tím giúp ngăn chặn bệnh động kinh.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Do hàm lượng chất xơ cao và lượng carbohydrate hòa tan thấp, cà tím là một thực phẩm lý tưởng dành cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Những khoáng chất và dinh dưỡng trong cà tím cũng khiến chúng hữu ích như một “bộ điều chỉnh” hoạt động của glucose và insulin trong cơ thể, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường.
Những người không nên ăn cà tím
Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.
Theo Bằng Lăng/Khỏe & Đẹp