Những rủi ro khi tập yoga quá sức

Google News

Yoga là một bài tập rất hiệu quả để kiểm soát căng thẳng, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tập yoga quá sức có thể khiến người tập gặp rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Dấu hiệu tập yoga quá sức và hệ lụy
Yoga thường rất khó để tập quá sức, tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp do quá nôn nóng về hiệu quả của bài tập đã tập luyện quá sức và gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Người tập yoga quá mức thường có các dấu hiệu: Tập liên tục, thường xuyên, tham gia các lớp học nâng cao hoặc cường độ quá cao so với thể chất, hơi thở yếu, bỏ qua thời gian nghỉ ngơi...
Việc cố gắng luyện tập có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể: Đau đớn, mệt mỏi ở các cơ và khớp, làm tăng nguy cơ chấn thương, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Giống như bất kỳ hình thức hoạt động thể chất khác, khi tập yoga quá mức có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Các chấn thương phổ biến nhất liên quan đến cổ, lưng dưới, đầu gối, vai và cổ tay. Một nghiên cứu cho thấy, 46,6% chấn thương khi tập yoga thường là bong gân và căng cơ ở ngực, lưng, vai và bụng.
Nhung rui ro khi tap yoga qua suc
Nếu tập yoga quá sức có thể khiến người tập gặp rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe.
Một số chấn thương do tập quá sức thường gặp:
- Rách gân khoeo: Nhiều người bị rách gân khoeo và phát triển một số cơn đau mạn tính liên tục ở khu vực đó khi thực hiện các bài tập vinyasa (một chuỗi các tư thế yoga được thực hành trong một hơi thở, một động tác).
- Chấn thương cổ: Có những báo cáo về chấn thương cổ do thực hành các tư thế lộn ngược hoàn toàn, như trồng cây chuối hay đứng bằng vai.
- Chấn thương ở cổ tay: Một số tư thế yoga không được thực hiện đúng cách, tập quá nhiều cũng có thể dẫn đến chấn thương và đau cổ tay mạn tính.
- Đau khớp vai và khuỷu tay: Việc tập quá mức một động tác sẽ làm các bộ phận ở vùng cơ thể đó bị quá sức và gây áp lực lên các cơ, khớp khiến các khớp đau nhức, và tổn thương.
- Trầm trọng tổn thương sẵn có: Tập quá nhiều một kiểu yoga có thể làm trầm trọng thêm những vết thương hiện có hoặc gây ra một vết thương mới.
- Chóng mặt, buồn nôn hoặc choáng váng: Tập yoga nóng quá mức (thường được tập trong phòng có nhiệt độ khoảng 40 độ C) có thể gây chóng mặt, buồn nôn hoặc choáng váng do mất nước hoặc mất cân bằng điện giải.
Nhung rui ro khi tap yoga qua suc-Hinh-2
Tập yoga quá sức có thể gây chấn thương ở khớp vai.
2. Làm thế nào để tập yoga an toàn?
Chìa khóa để tập yoga an toàn và hiệu quả là sự cân bằng.
Để tránh tập quá sức, người tập nên:
- Tập một bài tập ngắn: Dành những buổi tập ngắn khoảng 15 hoặc 20 phút. Việc luyện tập này hàng ngày hoặc cách ngày có thể làm giảm nguy cơ chấn thương và giúp những người mới tập làm quen với yoga.
Từ vụ cô gái gãy cổ khi tập yoga uốn dẻo, chuyên gia lưu ý tránh chấn thương khi tập luyện
- Hãy lắng nghe cơ thể: Không bỏ qua những phản ứng từ cơ thể mình sau mỗi buổi tập. Nếu cảm thấy căng thẳng, cơ bắp run rẩy dữ dội hoặc không thể giữ thăng bằng, nên thoát tư thế, nghỉ ngơi một lúc và sau đó vào lại tư thế.
- Tập các tư thế yoga ít đòi hỏi về mặt thể chất: Nếu tập nhiều yoga sức mạnh hoặc yoga nóng, nên tham gia lớp yoga phục hồi hoặc lớp yoga âm, trong thời gian đó bạn sẽ giữ tư thế lâu hơn.
Nếu đang tập một hình thức yoga đòi hỏi thể chất cao, hãy nghỉ vài ngày dành thời gian để cơ thể hồi phục và tăng cường thêm sức mạnh.
- Có huấn luyện viên: Có thể tập riêng với huấn luyện viên để có thể luyện tập an toàn và hiệu quả.
Theo Vân Hoàng/Sức khoẻ đời sống